Coachella trở lại: Liệu vấn nạn chiếm đoạt văn hóa có còn diễn ra?

Sau ba năm bị hoãn do bệnh dịch, lễ hội âm nhạc Coachella sẽ được tổ chức vào cuối tuần này (23-25/4).

Lễ hội  âm nhạc Coachella được coi là một trong những sự kiện sang trọng và thời thượng nhất bởi sự có mặt của các sao nổi tiếng và những bữa tiệc độc quyền đi kèm được tổ chức bởi các thương hiệu thời trang lớn như Lacoste, H&M. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lễ hội lại nổi tiếng với vấn nạn “chiếm đoạt văn hóa”.

Trên thực tế, lễ hội hàng năm chưa bao giờ cải thiện được những sai sót trong xu hướng thời trang của thập kỷ trước. Đặc biệt, hình ảnh người tham gia  đội những chiếc mũ lông vũ giả của người Mỹ bản địa, hay quấn trên trán sợi dây trang trí Nam Á đã trở thành nét đặc trưng của lễ hội.

Một người đi tham dự Coachella năm 2015. Nguồn: Rachel Murray / Getty Images North America
Một người đi tham dự Coachella năm 2015. Nguồn: Rachel Murray / Getty Images North America

Bên cạnh đó, lễ hội cũng được biết đến là nơi người nổi tiếng tham dự “chiếm đoạt văn hóa” và phô trương những bộ cánh thiếu tế nhị.

Điển hình là “Nữ hoàng Coachella” Vanessa Hudgens, người đã được nhắc đến rất nhiều lần với phong cách kết hợp ponchos, váy maxi với chấm bindi (Ấn Độ). Tương tự, người mẫu Kendall Jenner cũng đã từng đeo một chiếc khuyên mũi "nath" - món đồ trang sức của cô dâu Ấn Độ.

Kendall Jenner đeo khuyên mũi tại Coachella. Nguồn: Internet
Kendall Jenner đeo khuyên mũi tại Coachella. Nguồn: Internet

Năm 2014, cựu người mẫu Victoria's Secret Alessandra Ambrosio đã bị cư dân mạng phản ứng dữ dội khi đăng bức ảnh cô ấy đang đội một chiếc mũ lông vũ lên Instagram với chú thích: “Chiếc mũ tuyệt vời của người Mỹ bản địa này đã truyền cảm hứng cho coachella”. Ba năm sau, một người dùng Instagram khác cũng đã đăng bài xin lỗi sau khi bị chỉ trích nặng nề vì đội loại mũ được làm từ lông chim đại bàng này.

Hình ảnh Alessandra Ambrosio đội mũ lông được cô đăng tải trên Instagram
Hình ảnh Alessandra Ambrosio đội mũ lông được cô đăng tải trên Instagram

Coachella không phải là nơi duy nhất diễn ra hành vi chiếm đoạt văn hóa. Năm 2012, người mẫu Karlie Kloss cũng đã lên tiếng xin lỗi vì đội một chiếc mũ lông dài trong bộ đồ lót hai mảnh lên sàn diễn của Victoria's Secret.  Bộ đồ của cô làm khơi gợi nạn diệt chủng người Mỹ trước đây, và trước sức ép dư luận, phần trình diễn của cô đã bị cắt bỏ, không được lên sóng truyền hình. 

Karlie Kloss cùng chiếc mũ lông dài. Ảnh: Teenvogue
Karlie Kloss cùng chiếc mũ lông dài. Ảnh: Teenvogue

Năm 2014, Lễ hội Glastonbury (Anh), một số lễ hội âm nhạc của Canada và lễ hội San Francisco Outside Lands đã cấm buôn bán các loại mũ kiểu bản địa.

Sage Paul, giám đốc điều hành và nghệ thuật của Indi native Fashion Arts ở Toronto đã chia sẻ: “Lễ hội là nơi thích hợp để thử nghiệm và khám phá, song những trải nghiệm đó cần có thêm cả sự sáng tạo và cảm hứng. Chỉ có kẻ lười biếng mới ăn cắp từ quốc gia khác và gọi đó là sự sáng tạo”.

Sự phát triển của 'boho'

“Boho” hay “Bohemian” là phong cách thời trang nổi bật với các loại tua rua bằng da lộn, dây len cổ lọ và họa tiết in hoa văn.

Boho đã trở nên nổi tiếng sau tạo hình nữ diễn viên Sienna Miller ở lễ hội Glastonbury (Anh) năm 2004. Với mái tóc như những con sóng bãi biển một cách tự nhiên, và một chiếc váy nhỏ xếp tầng, giày boot ugg và thắt lưng tôn dáng, Miller toát ra cảm xúc, thần thái vô tư, thoải mái của lễ hội. Báo chí Anh ca ngợi những món đồ phụ kiện của cô là thần hộ mệnh của thắt lưng đồng xu đeo hông. 

Sienna Miller tại lễ hội Glastonbury (Anh) năm 2004. Nguồn: Daily UK News
Sienna Miller tại lễ hội Glastonbury (Anh) năm 2004. Nguồn: Daily UK News

Thực tế, những bộ quần áo boho sang trọng đã xuất hiện trên các sàn diễn. Năm 2003, bộ sưu tập thu đông của Chloe có những chiếc váy xếp tầng nữ tính. Một năm sau, bộ sưu tập Xuân-Hè đầy mê hoặc của Roberto Cavalli là những chiếc áo poncho đan móc, váy dài bồng bềnh kết hợp với áo bikini buộc dây, áo khoác lông và thậm chí cả những chiếc mũ phớt được thêu hoa văn làm mưa làm gió trên sàn diễn.  Đến năm 2005, Bottega Veneta và DSquared đã sản xuất dây chuyền bạc và hạt cườm nhiều lớp với cà vạt bolo. Chỉ sau khi thắt lưng chun, chân trần và mái tóc bù xù không được đánh giá cao, “boho” mới trở nên phổ biến hơn, nhưng cũng phản cảm hơn.

Sự thay đổi

Coachella gần đây nhất (2019), đã có rất nhiều khách tham dự mặc váy hoa và áo crop-top tua rua, và những trường hợp chiếm đoạt văn hóa đã không còn xuất hiện. Tuy nhiên, liệu những người tham dự có thể khôi phục danh tiếng lễ hội thời trang thời kỳ hoàng kim hay không lại là một vấn đề khác.

Paul gọi những nỗ lực phản đối trang phục văn hóa nhạy cảm là chiến thắng giành quyền độc lập và giáo dục. Bà chia sẻ: “Internet là nền tảng giúp chúng ta lên tiếng mạnh mẽ hơn với những hành vi phân biệt chủng tộc và chiếm đoạt văn hóa. Điều đó thật tuyệt”.

Hương Giang (Tổng hợp)

Nguy cơ lãng quên khi Lịch sử thành môn tự chọn

Nguy cơ lãng quên khi Lịch sử thành môn tự chọn

Sau khi có thông tin môn Lịch sử nằm trong nhóm môn Khoa học xã hội và trở thành môn học tự chọn đã trở thành chủ đề gây tranh cãi.