Cựu sinh viên mua nhà tặng Giáo sư, chăm sóc như mẹ ruột: Cái kết 20 năm sau khiến ai nấy cực SỐC

Tưởng đâu đây là một câu chuyện cảm động với cái kết có hậu. Thế nhưng...

Một sinh viên Trung Quốc đã mua nhà cho Giáo sư và chăm sóc bà như mẹ ruột trong những năm tháng cuối đời, giờ đây lại vướng vào tranh chấp pháp lý khi người thân của Giáo sư cố gắng chiếm đoạt căn nhà sau khi bà qua đời.

Năm 1983, Trương Vĩ trở thành học trò của Giáo sư Trần – một giảng viên thanh nhạc được kính trọng tại Nhạc viện Thượng Hải. Khi đó, bà Trần sống trong một ký túc xá chật hẹp chỉ rộng 15m², dùng chung nhà bếp và nhà tắm với một gia đình bốn người bên cạnh.

  Trương Vĩ quyết định tự bỏ tiền mua một căn hộ rộng 125m² vào năm 2001 cho cả giáo sư Trần và em trai bà.

Trương Vĩ quyết định tự bỏ tiền mua một căn hộ rộng 125m² vào năm 2001 cho cả giáo sư Trần và em trai bà.

Năm 1984, em trai Giáo sư Trần – người được điều chuyển đến Đại học Giao thông Thượng Hải – chuyển đến sống cùng bà, và hai chị em nương tựa vào nhau.

Dù cống hiến hết mình, khi Giáo sư Trần nghỉ hưu năm 1996, bà không được phân phối căn hộ phúc lợi nào. Tình cảnh này khiến Trương Vĩ quyết định tự bỏ tiền mua một căn hộ rộng 125m² vào năm 2001 cho cả Giáo sư Trần và em trai bà. Để đảm bảo an toàn cho họ, Trương Vĩ còn chuyển hộ khẩu và thêm tên của hai người vào giấy tờ nhà đất mới.

Hiện tại, giá trị thị trường của căn nhà vẫn chưa được tiết lộ.

Trong văn hóa giáo dục Trung Quốc, người thầy được coi là chuẩn mực đạo đức và có vị trí vô cùng được tôn trọng trong xã hội. Trương Vĩ tâm sự rằng cô vô cùng xúc động trước sự chuyên nghiệp và nhân cách của Giáo sư Trần.

"Chúng tôi có mối liên hệ rất sâu sắc. Trong tim tôi, bà chính là người mẹ hiền", cô Trương nói. "Nỗi lo lớn nhất của bà là không có một mái nhà riêng, vì vậy tôi đã dùng tất cả những gì mình có để mua căn hộ đó cho bà". Suốt 40 năm, Trương đối xử với Giáo sư Trần và em trai bà như người thân ruột thịt.

Cô lo tang lễ khi em trai Giáo sư qua đời năm 2009, và một lần nữa khi Giáo sư Trần mất năm 2023.

Sau khi hai người qua đời, cô Trương cố gắng chuyển căn nhà trở lại tên mình. Tuy nhiên, hai người cháu trai của Giáo sư Trần (hiện sống ở tỉnh khác) đã phản đối.

Cô Trương khẳng định cô tự bỏ tiền mua nhà và chỉ đứng tên Giáo sư để thuận tiện cho việc đăng ký hộ khẩu. Cô cũng nhấn mạnh rằng hai người cháu hầu như không thăm nom hay chăm sóc Giáo sư Trần. Do đó, cô Trương đã kiện ra Tòa án Nhân dân quận Trường Ninh (Thượng Hải), yêu cầu công nhận quyền sở hữu hợp pháp của mình.

Vụ án hiện đang được xem xét.

Trương Vĩ miêu tả vụ kiện này như một cú sốc tinh thần: "Căn nhà này không chỉ là gạch vữa, mà còn chứa đựng 40 năm ký ức. Nếu tôi không nhận được phán quyết công bằng, tôi không chỉ mất tiền, mà còn đánh mất niềm tin vào lòng tốt và sự chân thành của con người".

Vụ việc được đưa tin đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội.

Một người bình luận: "Tiền bạc chính là phép thử cuối cùng. Mọi người nên tin vào luật pháp, chứ không chỉ tin vào lòng tốt". Người khác viết: "Thật đau lòng. Hai người cháu này chẳng biết ơn gì những năm tháng Trương Vĩ chăm sóc và hy sinh, giờ lại muốn chiếm đoạt thứ không bao giờ thuộc về họ. Thật đáng xấu hổ!".

Câu chuyện cảm động về đạo nghĩa thầy trò

Dù còn những phát sinh đáng tiếc, nhưng câu chuyện của Trương Vĩ vẫn là câu chuyện cảm động về đạo nghĩa thầy trò.

Những tranh chấp pháp lý hiện tại không thể làm lu mờ tấm lòng vàng mà Trương Vĩ đã dành cho người cô của mình suốt 40 năm. Dù có những bất đồng với người thân của Giáo sư, nhưng những gì Trương làm được đã vượt xa khuôn khổ của một mối quan hệ thầy trò thông thường.

Cô không chỉ là học trò, mà đã trở thành người con tận tụy - người đã dành cả tuổi thanh xuân để chăm sóc, lo lắng và yêu thương giáo sư Trần như mẹ ruột. Những việc làm của Trương Vĩ xuất phát từ tấm lòng chân thành, không vụ lợi, không tính toán.

Việc mua nhà cho cô không đơn thuần là giúp đỡ về tài chính, mà là thực hiện ước mơ cả đời của Giáo sư Trần - có một tổ ấm riêng Trương đã biến căn nhà thành nơi chứa đựng tình thương, nơi bà được sống những năm tháng tuổi già ấm áp.

Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về giá trị của sự tri ân trong xã hội hiện đại. Dù kết cục pháp lý thế nào, tấm lòng của Trương Vĩ đã trở thành di sản tinh thần quý giá.

Những phát sinh hiện tại chỉ là thử thách cuối cùng cho tấm lòng hiếu nghĩa của Trương Vĩ. Dù thế nào, cô đã viết nên một trong những câu chuyện cảm động nhất về tình thầy trò, xứng đáng được trân trọng và ngợi ca. Đây không chỉ là vụ kiện về quyền sở hữu tài sản, mà còn là bài học sâu sắc về đạo làm người.

Hiểu Đan

Phương pháp nuôi dạy con thành đạt được nhiều cha mẹ áp dụng

Phương pháp nuôi dạy con thành đạt được nhiều cha mẹ áp dụng

Nhiều bậc cha mẹ mong muốn con cái thành đạt đã và đang áp dụng nhiều phương pháp khoa học nuôi dạy khác nhau để giúp con thành công trong cuộc sống.