Cách đây không lâu, Công ty cổ phần IT Việc (ITviec) có báo cáo tình hình công việc liên quan đến ngành công nghệ thông tin (IT). Báo cáo này được tổng hợp, phân tích từ phản hồi của hơn 2.200 người đang làm việc trong ngành IT từ nhiều vị trí, ngôn ngữ lập trinh, số năm kinh nghiệm, tỉnh thành,...
Theo báo cáo, vị trí Solution Architects (Kỹ sư giải pháp) được trả lương cao nhất trong tổng số các vị trí IT mà IVviec đã khảo sát. Cụ thể, mức lương trung bình mỗi tháng của vị trí này là 63 triệu đồng với ứng viên có 2,5 kinh nghiệm; 125 triệu đồng nếu trên 8 năm kinh nghiệm.
Solution Architects là gì?
Solution Architecture là các hoạt động thiết kế, mô tả và quản lý kỹ thuật các giải pháp liên quan đến các vấn đề kinh doanh cụ thể. Solution Architecture là một quy trình phức tạp với nhiều quy trình phụ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các vấn đề kinh doanh và các giải pháp công nghệ.
Solution Architect hay Kiến trúc sư giải pháp là người chịu trách nhiệm dẫn dắt thực hành và đưa ra tầm nhìn kỹ thuật tổng thể cho một giải pháp cụ thể.
Solution Architect đánh giá nhu cầu kinh doanh của tổ chức và xác định những giải pháp IT có thể hỗ trợ những nhu cầu đó bằng các phần mềm, phần cứng hoặc cơ sở hạ tầng. Việc điều chỉnh chiến lược CNTT tương ứng với các mục tiêu kinh doanh là điều tối quan trọng và một Solution Architect có thể giúp xác định, phát triển và cải tiến các giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh đó.
Một Solution Architect cũng là cầu nối giao tiếp giữa IT và hoạt động kinh doanh để đảm bảo mọi người đều phù hợp trong việc phát triển và triển khai các giải pháp kỹ thuật tương ứng. Quá trình này yêu cầu có sự phản hồi thường xuyên, điều chỉnh và giải quyết vấn đề để thiết kế và triển khai các giải pháp tiềm năng một cách phù hợp.
Ảnh minh họa |
Cần những gì để trở thành Solution Architect?
Trong yêu cầu về tuyển dụng, Solution Architect cần thiết phải có kiến thức nền tảng về một hoặc nhiều lĩnh vực CNTT, bao gồm: 8+ năm kinh nghiệm ngành kỹ thuật phần mềm; Kiến thức về kiến trúc CNTT, cơ sở hạ tầng và phát triển đám mây; Kiến thức thiết kế kiến trúc kỹ thuật và phần mềm; Khả năng phân tích kinh doanh; DevOps; Quản lý dự án và sản phẩm.
Kiến thức thực tế vững chắc và sự hiểu biết toàn diện về các công nghệ mới nổi là điều quan trọng để các solution architect có thể tiến xa hơn trong nghề.
Những ngành học được phụ huynh rất mê nhưng thực tế đã "bão hòa", nguy cơ thất nghiệp cao kể cả học trường top
Dưới đây là danh sách những ngành ít triển vọng nghề nghiệp hiện nay.