Festival Phở 2024: Hướng đến cái đích để Phở Việt trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể thế giới

Festival Phở 2024 đang diễn ra tại Nam Định với mục đích hướng tới xây dựng hồ sơ, đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể thế giới.
Bà Lê Thị Thiết, CHủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực tỉnh Nam Định phát biểu tại Lễ khai mạc Fesstival Phở 2024
Bà Lê Thị Thiết, CHủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực tỉnh Nam Định phát biểu tại Lễ khai mạc Fesstival Phở 2024

Sự kiện do UBND tỉnh Nam Định, Sở VHTT&DL tỉnh Nam Định và một số đơn vị phối hợp tổ chức. Đây là cơ hội giúp cho du khách tham quan và người dân được tìm hiểu thưởng thức hương vị Phở gắn liền với văn hoá vùng miền của khắp mọi nơi trên cả nước, góp phần lan tỏa mạnh mẽ để Phở Việt hội nhập mạnh mẽ hơn, giá trị ẩm thực Việt Nam vươn xa hơn nữa trên bản đồ của tinh hoa ẩm thực thế giới. Đồng thời, nâng tầm ẩm thực Việt, Phở trở thành một thương hiệu quốc gia gắn liền với phát triển du lịch trong và ngoài nước.

NNC văn hóa ẩm thực Lê Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (áo dài xanh) cùng các đầu bếp tại sự kiện 
NNC văn hóa ẩm thực Lê Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (áo dài xanh) cùng các đầu bếp tại sự kiện 

Phở là món ăn tiêu biểu của ẩm thực Việt, tiêu biểu cho nền văn hóa lúa nước, sử dụng nước mắm, nhiều chất, nhiều vị, lấy hương vị tự nhiên làm gốc. Hiện Phở không chỉ đơn thuần là món ăn khoái khẩu mà thực sự trở thành "đại sứ ẩm thực" góp phần vinh danh văn hóa Việt.

Festval Phở 2024 diễn ra từ 15-17/3 tại Quảng trường Khách sạn Nam Cường, TP Nam Định, quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu tham gia trình diễn, thúc đẩy quảng bá hình ảnh và thương hiệu.

Trải nghiệm Phở ở nơi được xem là “cái nôi của Phở”

Tôn vinh các nghệ nhân nấu Phở ở Vân Cù
Tôn vinh các nghệ nhân nấu Phở ở Vân Cù
Cá em học sinh ở Vân Cù xin cữ ký của tiktoker nổi tiếng người Pháp đến Vân Cù dự sự kiện 
Cá em học sinh ở Vân Cù xin cữ ký của tiktoker nổi tiếng người Pháp đến Vân Cù dự sự kiện 

Như ngầm ý khẳng định Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là cái nôi của Phở, Festival Phở khởi động bằng sự kiện tổ chức tại thôn Vân Cù với các hoạt động tôn vinh nghệ nhân nấu phở; trưng bày các sản phẩm nấu Phở; quảng diễn tráng bánh Phở, thái bánh Phở và phục vụ đại biểu cùng du khách bằng những bát Phở “đặc sản Vân Cù”. Các nghệ nhân cao tuổi được tôn vinh là cụ Cồ Việt Hùng, Cồ Hữu Chênh, Cồ Hữu Chênh, Cồ Huy Kiên, Cồ Huy Nghi, Cồ Năng Vân, Vũ Quang Lê. Trong số này, gia đình cụ Cồ Vân có 2 quán bán Phở ở thành phố Hà Nội khá nổi tiếng và thu hút rất đông khách tới thưởng thức mỗi ngày.

Sôi động các hoạt động trải nghiệm Phở tại thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Theo cụ Vân, người sành ăn dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa Phở Cồ với các loại Phở khác bởi người Vân Cù không nấu Phở, làm Phở theo một công thức chung mà làm nghề theo kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác. Đó là sự  kết hợp, điều chỉnh, bổ sung, chọn lọc tinh hoa ẩm thực để tạo ra hương vị Phở riêng biệt.

Gia vị nấu Phở ngoài thảo quả, hoa hồi, quế chi lấy từ vùng Tây Bắc, nước mắm, muối, hành tím được chọn lọc từ các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng...

Việc chọn lọc nguyên liệu, gia vị kỹ lưỡng cùng “bí kíp” tổ truyền trong việc tra nấu tạo nên hương vị Phở mang đậm bản sắc văn hóa của Nam Định không lẫn với Phở vùng khác.

Các đầu bếp thực hiện tráng bánh phở ở Vân Cù
Các đầu bếp thực hiện tráng bánh phở ở Vân Cù

Trong ký ức của các cụ cao niên ở Vân Cù, cụ Cồ Hữu Vàng là người đi tiên phong đưa Phở gánh ra Hà Nội vào những năm 1930 sau đó nhiều người học theo. Cụ Phan Đăng Chiêm người từng bán Phở gánh ở phố Hàng Trống từ năm 1942, quay về Nam Định rồi lại lên mở hiệu Phở ở Lãn Ông từ năm 1953. Sau này, gia đình cụ  mở thêm nhiều hiệu Phở và 2 lò bánh Phở ở Hà Nội. Sau cụ Chiêm, các cụ  Cồ Văn Chiêu, Cồ Việt Hùng, Cồ Văn Đát, Cồ Khắc Đoàn, Vũ Văn Điệu đã duy trì, truyền dạy con cháu và phát triển nghề Phở gia truyền Nam Định tại Hà Nội …

Người dân nô nức đến trải nghiệm Phở tại Vân Cù
Người dân nô nức đến trải nghiệm Phở tại Vân Cù

Người Vân Cù đã mang nghề Phở của làng đi khắp cả nước, ra cả nước ngoài. Cũng không ai nhớ món “tuyệt kỹ” Phở Vân Cù xưa vị chuẩn nó ra sao nhưng người dân Nam Định thì vẫn mang niềm tự hào Phở Vân Cù đã tồn tại và lưu truyền trong những trang viết bất hủ của những tên tuổi Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân... 

Trải nghiệm cách thái thịt, nấu Phở 
Trải nghiệm cách thái thịt, nấu Phở 

Thưởng thức món ăn ngon là trải nghiệm sự tài hoa và cả sự sáng tạo của người nấu. Phở là món ăn đã quá nổi tiếng, quá quen thuộc không chỉ với người Việt mà ngay cả khách quốc tế khi đến Việt Nam và ở nước ngoài cũng biết , hoặc nghe nói về Phở Việt. Trăm nghe không bằng một thấy, đặt chân đến vùng đất được xem là “cái nôi “ của Phở; thưởng thức những tô Phở từng được xem là “tuyệt kỹ” của người dân quê Vân Cù, nghe họ kể về nguồn gốc của món ăn, sẽ là những kỷ niệm khó quên kể cả với thực khách. Tại Vân Cù, du khách được diện kiến những gánh Phở xưa được gìn giữ qua nhiều thế hệ trưng bày tại không gian tổ chức sự kiện. Một bậc cao niên chỉ gánh Phở đang trưng bày cho biết đó là gánh Phở mà ông nội của cụ đã sử dụng để đi bán Phở ở Nam Định và lên cả Hà Nội.

Gánh phở xưa
Gánh phở xưa

Xây dựng phở thành di sản văn hóa

Bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định cho biết, Hiệp hội đang xây dựng Đề án hỗ trợ các nghệ nhân, gia đình và đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, đúng tiêu chuẩn Phở Việt nói chung, Phở Nam Định nói riêng. Đồng thời, cũng  tổ chức nhiều buổi phổ biến, hướng dẫn cách nấu nước dùng ngon, chia sẻ “bí kíp” chọn gia vị, cân bằng gia vị, chế biến để có một bát Phở ngon, giúp hội viên nâng cao trình độ chế biến Phở làm cho món ăn này hội tụ được những tinh hoa ẩm thực của người Việt.

Gian hàng Phở bột chuối xanh
Gian hàng Phở bột chuối xanh

Với mong muốn đưa nghề Phở trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, tiến tới xây dựng hồ sơ, đưa Phở vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Thế giới, ba năm gần đây, tỉnh Nam Định thường xuyên tổ chức “Ngày của Phở” và nhiều hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, khẳng định giá trị văn hóa, tinh hoa ẩm thực của Phở.

So với các năm trước, Festval phở 2024  có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước như: Chương trình Đi tìm hương vị Phở Việt; tọa đàm Con đường Phở Việt và sợi Phở; Quảng diễn hương vị Phở Việt, sợi Phở Việt; Không gian giới thiệu về nghề Phở; Trải nghiệm làm bánh Phở; Nồi Phở khổng lồ; Viết Phở hoài niệm;Chụp ảnh tôn vinh Phở Việt; Roadshow tôn vinh Phở Việt; tham quan trải nghiệm làng Phở Vân Cù…

Phở gà tiến vua
Phở gà tiến vua
Phở ngô (Hà Giang)
Phở ngô (Hà Giang)
Phở chay thực dưỡng
Phở chay thực dưỡng
Phở bò
Phở bò
Phở xương nạc
Phở xương nạc

Hơn 100 đầu bếp đến từ các CLB Đầu bếp trong nước, các thương hiệu Phở nổi tiếng ở  Hà Nội, Nam Định và các tỉnh thành đã hội tụ về sự kiện. Ngoài món Phở bò, du khách còn được thưởng thức các món Phở Ngô (Hà Giang), Phở hạt gạo (Hà Nội), phở hai tô (Gia Lai), Phở sắn (Quảng Nam), Phở sen, Phở bột chuối xanh.... Trong ngày Khai mạc, khách tham quan được thưởng thức Phở từ nồi Phở khổng lồ do nghệ nhân Lê Văn Khánh, Tổng bếp trưởng của Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội cùng 20 nghệ nhân và 30 người phục vụ chuẩn bị.

Nghệ nhân Lê Văn Khánh kiểm tra chất lượng nồi nước Phở khổng lồ (nguồn ảnh: Báo Nhân Dân)
Nghệ nhân Lê Văn Khánh kiểm tra chất lượng nồi nước Phở khổng lồ (nguồn ảnh: Báo Nhân Dân)

Trong ngày Khai mạc, khách tham quan được thưởng thức Phở từ nồi Phở khổng lồ do nghệ nhân Lê Văn Khánh, Tổng bếp trưởng của Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội cùng 20 nghệ nhân và 30 người phục vụ chuẩn bị.

Theo nghệ nhân Lê Văn Khánh, nồi Phở sử dụng khoảng 150kg xương ống bò, được sơ chế kỹ, cạo, nướng và ninh cùng các loại gia vị truyền thống như gừng, quế, hồi, thảo quả để tạo ra khoảng 1000 lít nước dùng. Ngoài ra, các nghệ nhân đã chuẩn bị 250kg thịt bò; 300kg bánh phở và khoảng 20kg gia vị, rau hành. Toàn bộ khâu sơ chế, chế biến nguyên liệu và chuẩn bị như ninh xương, tráng bánh Phở… đều được thực hiện ở làng nghề Phở Vân Cù. Nồi Phở khổng lồ này đã cùng lúc phục vụ 2500 người ăn.

Các đầu bếp tham gia thực hiện nồi Phở khổng lồ (Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân)
Các đầu bếp tham gia thực hiện nồi Phở khổng lồ (Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân)

Nam Định tháng 3 mưa ẩm nhưng vẫn không ngăn được dòng người đến với sự kiện để trải nghiệm các không gian liên quan đến món ăn quen thuộc với mọi người; trải nghiệm các trình thức làm Phở và khám phá thêm những điều được cho là “bí ẩn” về món ẩm thực này . Cho thấy, Festival phở năm 2024 đã thực sự góp phần nâng tầm ẩm thực Việt, đưa Phở trở thành một thương hiệu quốc gia, gắn với phát triển du lịch. 

Năm 2021, Phở bò Nam Định được Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đưa vào danh sách Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam./.

Nguyệt Nhi

Festival Phở: Tôn vinh nghề  Phở hướng tới  di sản văn hóa phi vật thể

Festival Phở: Tôn vinh nghề Phở hướng tới di sản văn hóa phi vật thể

Diễn ra từ 15-17/3 tại Quảng trường Khách sạn Nam Cường, TP Nam Định.