Đã qua rồi thời kỳ người dùng tại Mỹ khi mua một chiếc iPhone mới phải trả trước 200 USD và cam kết ký hợp đồng hai năm với nhà mạng. Vào thời điểm đó, các nhà mạng tại Mỹ sẽ hỗ trợ phần chi phí còn lại của điện thoại. Đổi lại, người mua có rất ít lựa chọn về việc chuyển đổi nhà mạng trừ khi họ bị mất hoặc làm vỡ điện thoại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nhiều người dùng không đủ tài chính sẽ khó có khả năng mua một chiếc iPhone mới khi không còn được trợ giá.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi đáng kể, với việc các nhà cung cấp dịch vụ tại Mỹ cung cấp các gói trả góp không lãi suất. Tính linh hoạt này cho phép người mua trả trước toàn bộ số tiền của điện thoại, hoặc dàn trải chi phí thành một loạt các khoản thanh toán trả góp bằng nhau. Theo dữ liệu mới từ công ty nghiên cứu thị trường Consumer Intelligence Research Partners (CIRP), có một số khác biệt giữa người mua iPhone và Android trong phương thức mua hàng.
Theo đó, 55% người mua iPhone chọn gói trả góp hàng tháng, so với tỷ lệ 44% người mua Android. Ngược lại, 38% người mua iPhone chọn hình thức thanh toán một lần tiền mua điện thoại của họ, trong khi có đến 49% người mua Android làm điều tương tự. Với cả Android và iOS, 7% người dùng sử dụng các phương thức mua hàng khác. Sự khác biệt trong các phương thức thanh toán cho thấy rằng sự kết hợp giữa giá iPhone cao hơn Android việc iPhone cũ thường được thu mua lại với giá tốt có thể thúc đẩy nhiều người mua iPhone chuyển sang mua trả góp hơn.
Ở đây, các nhà mạng đã tận dụng việc iPhone đời cũ thường được thu mua ‘giá hời’ để thu hút khách hàng một cách tinh tế. Bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi đổi máy hấp dẫn, các nhà mạng khuyến khích người mua nâng cấp điện thoại của mình và cam kết các thỏa thuận thanh toán trả góp mới. Như đã đề cập tới ở trên, giá bán iPhone trung bình thường đắt hơn điện thoại Android. Chưa kể đến, việc thanh toán đầy đủ cho một chiếc điện thoại Android giá rẻ cũng dễ thực hiện hơn so với chiếc iPhone mới nhất với giá bán đắt đỏ. Bản thân điện thoại Android cũng có model đắt tiền, chẳng hạn như Galaxy S23 Ultra, vốn cũng là mẫu điện thoại thường được người dùng lựa chọn trả góp.
Khá thú vị, bên cạnh việc ưa chuộng mô hình trả góp, không phải người dùng iPhone nào cũng có nhu cầu lên iPhone mới hơn mỗi khi chúng ra mắt. Điều này, trái ngược hoàn toàn với 'định kiến' về việc người dùng iPhone từ lâu nay thường được cho là có "hầu bao" rủng rỉnh
Dữ liệu mới của CIRP cho thấy, 61% người dùng iPhone vẫn giữ chiếc iPhone cũ của họ từ hai năm trở lên, trong khi chỉ có 41% người dùng Android làm điều tương tự. Song song đó, chỉ 10% người dùng iPhone sử dụng thiết bị của họ dưới một năm rồi lên đời, trong khi có tới 21% người dùng Android đã đổi điện thoại trong vòng một năm kể từ khi mua thiết bị. Mặc dù đây là số liệu được thu thập tại thị trường Mỹ và có thể có sự khác biệt ở phạm vi toàn cầu, điều này vẫn có nghĩa người dùng Android lên đời điện thoại mới thường xuyên hơn so với người dùng iPhone.
Tổng hợp
Tiền đạo tuyển Việt Nam lập cú đúp, khoe body 6 múi cuồn cuộn khi ghi bàn vào lưới đội bóng Trung Quốc
Tiền đạo Phạm Tuấn Hải lập công giúp CLB Hà Nội giành chiến thắng đầu tay tại AFC Champions League.