Hưởng ứng "làn sóng càn quét chó hoang", nam bảo vệ đánh chết chú chó sống trong trường đại học khiến sinh viên phẫn nộ

Ban đầu là thảm kịch do việc nhiều người nuôi chó không đúng cách gây ra, nhưng chính những con vật đã phải gánh chịu hậu quả.

Ngày 17/10 vừa qua, vụ việc chú chó cưng sống trong khuôn viên trường Đại học Kinh tế và Thương mại quốc tế Trùng Khánh (Trung Quốc) bị nhân viên bảo vệ đánh chết thu hút sự chú ý của dư luận nước này.

Được biết, chú chó tên Hoàng Hoàng, vô chủ, là giống chó kích thước nhỏ, sống trong khuôn viên trường đại học ở Trùng Khánh cách đây không lâu. Chó ta đã trở thành bạn của rất nhiều sinh viên, hầu như ai cũng yêu thích nó.

Chú chó tên Hoàng Hoàng được rất nhiều sinh viên trường Đại học Kinh tế và Thương mại quốc tế Trùng Khánh yêu thương
Chú chó tên Hoàng Hoàng được rất nhiều sinh viên trường Đại học Kinh tế và Thương mại quốc tế Trùng Khánh yêu thương

Sau khi bị đánh chết, sinh viên trong trường đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với hành động dã man.

“Hoàng Hoàng rất hiền. Nó không hề hung dữ, ngay cả xúc xích mà nó còn không thể ăn nổi. Chúng tôi thường cắt nhỏ xúc xích ra thì nó mới ăn được”.

“Hoàng Hoàng rất thân thiết với cô lao công. Nó thường đi theo sau trong lúc cô lao công đang gom rác. Thật ra cô ấy cũng muốn mang nó về nuôi, nhưng trong nhà đã nuôi 3-4 con chó rồi, nên chỉ đành để nó tiếp tục sống trong trường, nhờ sự đùm bọc của mọi người”.

Đáng chú ý nhất là dòng bình luận của sinh viên kể lại quá trình chú chó bị đánh chết: “Hôm đó nhân viên bảo vệ đã vây lấy nó, dùng gậy đánh nó. Nhiều người đã lên tiếng bảo đừng đánh chó, nhưng người nọ không nghe. Hoàng Hoàng hiền lắm, nó còn sợ người ta đến gần nó nữa mà, không cắn người đâu”.

Khoảnh khắc Hoàng Hoàng bị bắt, sau đó bị đánh chết
Khoảnh khắc Hoàng Hoàng bị bắt, sau đó bị đánh chết

Nhận quá nhiều ý kiến lên án từ sinh viên, nhân viên bảo vệ đã bị đình chỉ công tác, vì người này đã tự ý hành sự, phía nhà trường không hề hay biết.

Sau khi những vụ việc xảy ra, nhiều cư dân mạng đã kêu gọi bảo vệ động vật đi lạc và kêu gọi ban hành luật bảo vệ động vật.

Thế nhưng ít ai biết rằng hành động đánh chết chó của nhân viên bảo vệ xuất phát từ "làn sóng càn quét chó hoang" sau hàng loạt vụ chó tấn công người đã xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây ở Trung Quốc.

Ngày 6/10, thành phố Diêm Thành (Giang Tô) đã xảy ra một vụ chó cắn người nghiêm trọng. Một người phụ nữ dẫn theo con gái đi mua sắm thì đột nhiên nhìn thấy con chó vàng đang nằm trên vỉa hè, sau đó có hành động tiếp cận vuốt ve con vật. Thế nhưng sự việc “kinh hoàng” đã xảy ra. Cảnh tượng chỉ diễn ra vài giây, vùng mặt của người phụ nữ đã bị thương nặng, có nhiều vết rách nghiêm trọng, máu chảy đầy mặt.

Hưởng ứng

Người phụ nữ đã yêu cầu chủ chó bồi thường vì “để thú cưng ngoài nơi công cộng, đặc biệt là chó, thì phải có rọ mõm. Nếu không đáp ứng được điều kiện này thì cho dù có người đến chọc chó rồi bị cắn thì cũng là trách nhiệm của người chủ”.

Ngày 16/10, vụ việc chó dữ tấn công bé gái 2 tuổi trong khu chung cư ở Sùng Châu thuộc thành phố Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã thu hút sự chú ý của dư luận và một lần nữa dấy lên tranh cãi về trách nhiệm và việc quản lý quyền nuôi dưỡng chó.

Con chó Rottweiler màu đen đã cắn bé gái 2 tuổi một cách dã man với hơn 20 vết cắn trên cơ thể. Ngày 17/10, chính quyền Sùng Châu chính thức thông báo đã bắt giữ con chó đen, cảnh sát đã tiến hành xử lý hình sự chủ con chó theo quy định của pháp luật.

Hưởng ứng

Được biết, giống chó Rottweiler có liên quan đã bị liệt vào danh sách "chó bị cấm" ở Bắc Kinh, Tô Châu, Trùng Khánh và những nơi khác do kích thước to lớn và tính cách hung dữ. Hiện tại, phản hồi mới nhất từ Cục Quản lý đô thị Thành Đô vào ngày 19/10 là việc có đưa giống chó Rottweiler vào danh sách cấm hay không đang được thảo luận.

Vụ việc tiếp tục “nóng lên” và các hoạt động kiểm soát chó đã được triển khai ở nhiều nơi. Những ngày qua, nhiều khu vực ở Trung Quốc đã đưa ra thông báo tạm thời hoặc có biện pháp chấn chỉnh để tiếp tục quản lý hành vi nuôi chó. Hồ Nam, An Huy, Hà Nam và các nơi khác sẽ bắt giữ những con chó được thả rông ở các khu vực công cộng; thành phố Xạ Hồng thuộc Tứ Xuyên yêu cầu cấm nuôi chó hung dữ và chó lớn có chiều cao trên 35cm; huyện tự trị Nga Biên thuộc Tứ Xuyên sẽ cấm chó không được giám sát ở những nơi công cộng , tất cả sẽ bị coi như chó hoang và bị bắt.

Ban đầu là những thảm kịch do việc nhiều người nuôi chó không đúng cách gây ra, nhưng chính những con vật đã phải gánh chịu hậu quả. Và chú chó Hoàng Hoàng là một trong số đó.

Nguồn: 163, Weibo

Trung Hạ

Chủ nuôi phải bồi thường ra sao khi để chó tấn công người khác?

Chủ nuôi phải bồi thường ra sao khi để chó tấn công người khác?

Trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ chó tấn công người gây thương tích thương tâm. Vậy trách nhiệm người nuôi chó sẽ ra sao?