Khác với khăn giấy khô thông thường, khăn giấy ướt được tạo nên từ 2 phần chính là vải không dệt và dung dịch tẩm ướt. Dung dịch này chứa nước, chất bảo quản, hương liệu, chất kháng khuẩn/làm sạch và một số phụ liệu khác.
Ngày nay, khăn giấy ướt rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày với cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, dùng khăn giấy ướt sai cách cũng có thể mang lại nhiều mối nguy sức khỏe mà nhiều người không hề hay biết. Thường gặp nhất là 5 sai lầm sau đây:
1. Lạm dụng, dùng khăn giấy ướt thay thế nước
Dù tiện lợi nhưng khăn giấy ướt không phải là “vạn năng”, không nên lạm dụng trong mọi tình huống hoặc dùng nó thay thế nước, các cách vệ sinh khác. Bởi vì ngay cả trong những loại khăn giấy ướt tốt nhất thì nó cũng chứa những chất hóa học, phụ gia. Nếu thường xuyên lạm dụng, các chất hóa học tích tụ và xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ khô da, kích ứng da và nhiễm trùng.
Khăn giấy ướt không thể thay thế nước hay xà phòng trong việc vệ sinh hàng ngày (Ảnh minh họa) |
Đặc biệt, không thể dùng khăn giấy ướt thay thế cho nước hay xà phòng. Bởi vì nó có hiệu quả làm sạch kém, nhất là không thể chống lại vi khuẩn/virus hay các vết bẩn dầu mỡ cứng đầu. Hóa chất trong nó cũng dễ khiến da nhạy cảm và kích ứng. Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.
2. Dùng khăn giấy ướt lau vùng kín
Không ít người dùng khăn giấy ướt để lau vùng kín ở cả trẻ em và người lớn mà không hay rằng nó gây hại như thế nào. Vùng kín rất nhạy cảm, trong khi khăn giấy ướt chứa các chất hóa học nên có thể gây kích ứng, mất cân bằng độ pH và viêm nhiễm cả da lẫn cơ quan sinh dục.
Chưa kể, khăn giấy ướt không phải lúc nào cũng vô trùng. Việc lau vùng kín bằng khăn giấy ướt có thể đưa vi khuẩn vào, gây ra nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác. Hiệu quả làm sạch của nó cũng kém hơn rất nhiều so với nước và xà phòng hoặc các dung dịch chuyên dụng.
3. Dùng khăn giấy ướt lau vết thương hở
Nhiều loại khăn giấy ướt không được vô trùng, đặc biệt là các loại dùng hàng ngày. Bạn có thể vô tình đưa vi khuẩn từ khăn giấy ướt vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng. Chúng cũng có thể chứa hóa chất như cồn, chất bảo quản (paraben) hoặc hương liệu. Các thành phần này khi tiếp xúc với vết thương hở dễ gây kích ứng, thậm chí là phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc làm vết thương lâu lành.
Khăn giấy ướt không đủ khả năng loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn khỏi vết thương hở. Nó cũng có thể gây đau đớn do chà xát, khô da, tổn thương mô liên kết đang phục hồ và tăng nguy cơ để lại sẹo.
4. Dùng khăn giấy ướt để lau mắt
Không nên dùng khăn giấy ướt để lau mắt, vùng kín hay các vết thương hở (Ảnh minh họa) |
Khăn giấy ướt không được thiết kế để làm sạch mắt và có thể không đủ hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn, bụi bẩn hay chất lạ ra khỏi mắt. Hơn nữa, nó có thể chứa vi khuẩn hoặc nấm và khi tiếp xúc với mắt dễ gây nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc. Nhiều loại khăn giấy ướt chứa các hóa chất như cồn, hương liệu, và chất bảo quản nên có thể gây kích ứng, đỏ và đau mắt.
Vùng da quanh mắt cũng rất nhạy cảm, dễ kích ứng khi dùng khăn giấy ướt. Nếu khăn ướt có kết cấu khô và cứng, khi lau có thể gây ra chấn thương cho bề mặt giác mạc.
5. Chọn và bảo quản khăn giấy ướt sai cách
Sai lầm phổ biến khi chọn khăn giấy ướt sai cách là sử dụng các loại khăn giấy ướt giá rẻ, không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận an toàn. Chúng có thể chứa vi khuẩn hoặc các chất hóa học độc hại (paraben, formaldehyde…) gây nhiều vấn đề sức khỏe.
Không đóng kín hộp/gói khăn ướt rất dễ nhiễm khuẩn, nhất là nếu để trong môi trường ẩm ướt (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, nhiều người không đậy kín nắp hộp hoặc gói khăn giấy ướt sau khi sử dụng, khiến khăn ướt tiếp xúc với không khí. Điều này không chỉ khiến khăn giấy ướt bị khô, giảm hiệu quả làm sạch mà còn dễ nhiễm khuẩn. Nhất là nếu bạn để nó ở nơi ẩm ướt, nhiều vi khuẩn như nhà vệ sinh, kệ bếp...
Negav bình luận khiếm nhã với Sơn Tùng gây phẫn nộ, loạt sao Việt cũng trở thành “nạn nhân”
Scandal của Negav càng ngày trở nên nghiêm trọng.