Khi tích tụ nhiều cholesterol nguy hiểm, cơ thể phát ra tín hiệu đầu tiên ở chân, bạn cần đi khám ngay nếu gặp

Chân của bạn có thể là khu vực đầu tiên cho thấy cholesterol đang "xâm chiếm" các động mạch.

Cơ thể bạn cần cholesterol, một chất sáp có trong máu, để tạo ra các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, với mức cholesterol cao, bạn có thể phát triển các chất béo tích tụ trong mạch máu. Đôi khi, những chất cặn này có thể vỡ ra đột ngột và tạo thành cục máu đông gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, kiểm soát chất béo trước khi nó tiến triển thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng là điều bắt buộc phải làm.

Mặc dù vậy, không phải tất cả cholesterol đều có hại cho cơ thể. Lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay còn gọi là cholesterol xấu là loại có thể khiến bạn có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe. Vậy nên, bạn cần kiểm tra mức độ cholesterol của bạn thông qua xét nghiệm máu thường xuyên.

Khi tích tụ nhiều cholesterol nguy hiểm, cơ thể phát ra tín hiệu đầu tiên ở chân, bạn cần đi khám ngay nếu gặp

Mặc dù cholesterol cao thường không biểu hiện cụ thể nhưng khi nó tích tụ lại trong động mạch sẽ phát ra một số dấu hiệu cảnh báo. Sự tích tụ cholesterol trong động mạch sẽ thúc đẩy mảng bám ở khu vực này khiến động mạch trở nên cứng hơn. Theo Phòng khám Cleveland (tại Mỹ), điều này có thể bắt đầu gây rối loạn lưu lượng máu đến chân. Đây là triệu chứng đầu tiên cảnh báo tình trạng cholesterol cao.

Lưu lượng máu đến chân của bạn bị suy giảm đôi khi có thể dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD) với cảm giác khó chịu, chuột rút và các cơn đau xuất hiện không liên tục. Khi bạn hoạt động, các cơn đau xảy ra nhiều hơn, khi nghỉ ngơi các cơn đau thường biến mất. Đôi khi, những dấu hiệu này có thể trở nên dữ dội đến mức cản trở các hoạt động vận động, chẳng hạn như đi bộ.

Khi tích tụ nhiều cholesterol nguy hiểm, cơ thể phát ra tín hiệu đầu tiên ở chân, bạn cần đi khám ngay nếu gặp

Ngoài những dấu hiệu ban đầu này, bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra các triệu chứng khác, bao gồm:

- Đau rát hoặc đau nhức ở bàn chân và ngón chân khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm khi nằm thẳng

- Da tay, da chân lạnh

- Đỏ hoặc thay đổi màu sắc khác trên da của bạn

- Nhiễm trùng thường xuyên hơn

- Vết loét ở ngón chân và bàn chân không lành

Một số triệu chứng khác cảnh báo tình trạng cholesterol cao

1. Tê ở chân và bàn chân

Một dấu hiệu nhận biết cholesterol cao có thể là cảm giác tê ở chân và bàn chân. Điều này báo hiệu rằng sự hình thành mảng bám đã phát triển trong động mạch và các mạch máu khác của bạn. Sự gián đoạn lưu lượng máu có thể ngăn cản máu giàu oxy đến cánh tay, bàn chân. Điều này dẫn đến đau đớn và cảm giác ngứa ran, khó chịu.

Khi tích tụ nhiều cholesterol nguy hiểm, cơ thể phát ra tín hiệu đầu tiên ở chân, bạn cần đi khám ngay nếu gặp

 2. Móng tay nhợt nhạt

Chính mảng bám cholesterol lắng đọng trong động mạch làm cho động mạch bị thu hẹp. Khi cholesterol dư thừa làm thu hẹp hoặc chặn các động mạch, nó sẽ hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả móng tay. Kết quả là móng tay có thể có những đường sẫm màu bên dưới. Theo MedlinePlus, đây là những đường mỏng, màu đỏ hoặc nâu đỏ. Những đường này thường chạy theo hướng mọc của móng.

Nguyên nhân gây ra cholesterol cao và cách giảm cholesterol

Cholesterol cao có thể được di truyền hoặc là kết quả của lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, lười vận động hoặc thừa cân, béo phì.

Tình trạng cholesterol thường không có triệu chứng nên được gọi là "thầm lặng". Xét nghiệm máu là cách xác định mức cholesterol chính xác nhất.

Khi tích tụ nhiều cholesterol nguy hiểm, cơ thể phát ra tín hiệu đầu tiên ở chân, bạn cần đi khám ngay nếu gặp

Cách tốt nhất để cải thiện cholesterol cao là thông qua lối sống lành mạnh và dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ. Đây là một số thay đổi trong lối sống mà bất kì ai cũng có thể thực hiện để duy trì mức cholesterol khỏe mạnh:

- Tránh uống rượu và thuốc lá

- Ăn chế độ ăn ít chất béo bão hòa và nhiều chất xơ

- Tập thể dục thường xuyên

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Theo Viện Tim, Phổi, Huyết học quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI), việc sàng lọc cholesterol đầu tiên của một người nên diễn ra ở độ tuổi từ khi 9 đến 11 tuổi, sau đó được lặp lại sau mỗi 5 năm. NHLBI khuyến cáo rằng việc kiểm tra cholesterol nên diễn ra từ 1-2 năm/lần đối với nam giới từ 45-65 tuổi và đối với phụ nữ từ 55-65 tuổi. Những người trên 65 tuổi nên thực hiện xét nghiệm cholesterol hàng năm.

Những người có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hút thuốc, béo phì, tiểu đường nên cân nhắc việc đi xét nghiệm thường xuyên hơn. Điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ để tìm ra điều gì tốt nhất cho bạn.

T.L

Ăn vặt giúp kiểm soát mức cholesterol xấu trong cơ thể

Ăn vặt giúp kiểm soát mức cholesterol xấu trong cơ thể

Ăn vặt không hoàn toàn gây hại cho cơ thể, nhưng những gì bạn chọn để nhấm nháp có thể ảnh hưởng đến việc tăng giảm lượng cholesterol trong cơ thể.