Kiên Giang và Tiền Giang ghi nhận số ca nhiễm tăng cao, “vùng đỏ” tăng lên

Công tác xét nghiệm tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang chậm hơn tốc độ lây lan, không đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.

Sáng 13/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính (Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) chủ trì họp trực tuyến với các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang và các xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố… về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của chủ trương lấy xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ; người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch, iệc đưa y tế về cơ sở gần dân nhất đã góp phần quan trọng giảm tải tuyến trên, người nhiễm bệnh tiếp cận y tế sớm nhất, giảm số ca tử vong.

Kiên Giang và Tiền Giang ghi nhận số ca nhiễm tăng cao, “vùng đỏ” tăng lên

Riêng hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, tình hình diễn biến vẫn còn phức tạp. Nhiều xã, phường, thị trấn đang là vùng xanh, vùng cam trở thành vùng đỏ, đây là điều đáng lo ngại, hai địa phương này, số “vùng đỏ”, “vùng cam” lại tăng. 

Tỉnh Kiên Giang báo cáo tình hình dịch bệnh tại tỉnh diễn biến dịch rất phức tạp, gia tăng các ca mắc mới ở cộng đồng, các ổ dịch sẽ tiếp tục xuất hiện và có nguy cơ lây lan, bùng phát cao. Cụ thể, trong 7 ngày qua, tỉnh ghi nhận 1.217 ca, trong đó có 776 ca ghi nhận tại cộng đồng. So với tuần trước đó, số ca mắc tăng 559, số ca tại cộng đồng tăng 203 ca.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện có 7 huyện có nguy cơ rất cao, 3 huyện có nguy cơ cao và 5 huyện ở trạng thái bình thường mới. Tại cấp xã, có 20/144 xã có nguy cơ rất cao, 32/144 xã có nguy cơ cao, 1/144 xã có nguy cơ và 91/144 xã ở trạng thái bình thường mới.

Tại Tiền Giang, từ đợt dịch thứ 4 đến nay đã ghi nhận tích lũy 12.205 ca mắc, 299 ca tử vong. 7 ngày qua, tỉnh có 1.139 ca mắc, trong đó 138 ca được ghi nhận tại cộng đồng.

Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng đánh giá công tác xét nghiệm của tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang còn chậm hơn tốc độ lây lan và không đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Công tác kiểm soát phòng chống dịch, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chống dịch ở một số nơi chưa tốt, chưa đạt yêu cầu đề ra; một số nơi còn chưa quản lý chặt chẽ người về vùng dịch; lực lượng hỗ trợ tại chốt chặn, khu cách ly chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Đặc biệt, địa phương vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là để lây nhiễm từ trong khu cách ly, điều trị ra ngoài cộng đồng.

Bộ Y tế cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống dịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Theo đó, việc thực hiện giãn cách ở một số nơi chưa nghiêm, chưa triệt để, vẫn còn tình trạng đi lại, giao lưu giữa các hộ dân trong các khu vực phong tỏa.

Công tác kiểm soát phòng chống dịch, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chống dịch ở một số nơi chưa tốt, chưa đạt yêu cầu đề ra như truy vết bỏ sót F1; chưa quản lý chặt chẽ người về vùng dịch (tài xế, người cùng phương tiện, người đi nuôi bệnh, người đi từ vùng đỏ về vùng xanh).

Tốc độ xét nghiệm tại một số nơi cũng được đánh giá chậm hơn tốc độ lây lan và không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

Bộ Y tế kiến nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Bộ Y tế cũng biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có các mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống dịch.

Tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và các hướng dẫn của Bộ Y tế về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, nhanh chóng dập tắt triệt để các ổ dịch, không để xuất hiện các ổ dịch mới.

Bộ Y tế cũng kiến nghị xét nghiệm thần tốc toàn dân, nhanh hơn tốc độ lây lan của virus trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội; xét nghiệm nhiều vòng (một vòng trong 2-3 ngày) tại các khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao để phát hiện sớm nguồn lây, cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng…

Thanh Mai

Mỹ chi 1,2 tỷ USD để đặt mua thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir

Mỹ chi 1,2 tỷ USD để đặt mua thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir

Từ vài tháng trước, Mỹ đã duyệt chi 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir.