Loại virus mới có thể gây nên đại dịch thứ 2 có nguồn gốc từ lợn Trung Quốc

Trong khi cả thế giới đang phải cùng nhau giải quyết đại dịch COVID-19, một chủng virus mới có tên là G4 EA H1N1 đang được dự đoán có thể gây ra một trận đại dịch khác.

G4 EA H1N1, chủng virus có thể gây ra trận đại dịch thứ hai. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science (PNAS). Đây là chủng virus được kết hợp của virus H1N1 và virus cúm khác được tìm thấy trên các loài chim khu vực châu Á và châu Âu.

Hiện nay, người ta tìm thấy chủng virus này có khả năng lây từ lợn sang người, nhưng hầu như không có sự lây truyền từ người sang người. Theo một nghiên cứu thì có đến hơn 10% người chăn nuôi lợn tại một số địa phương tại Trung Quốc có kết quả dương tính với chủng virus này. Có một số lo ngại rằng chủng virus này có thể đột biến và khiến chúng có khả năng lây truyền tốt giữa người với người.

Người ta đã phát hiện có ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc có sự xuất hiện của chủng virus này. Lý do các nhà khoa học lo sợ nó có thể bùng dịch bởi vì hiện chúng ta đang bận đối phó với đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới.

Mặc dù vào năm 2009 thì chủng virus H1N1 đã từng gây ra đại dịch, thế nhưng tỷ lệ người tử vong do nó khá là thấp.

  Phát hiện chủng virus mới G4 EA H1N1 ở Trung Quốc có thể gây đại dịch.

Phát hiện chủng virus mới G4 EA H1N1 ở Trung Quốc có thể gây đại dịch.

Tuy nhiên, các nhà nghiên khoa học chỉ ra rằng lượng virus này ở loài lợn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở quần thể lợn và có thể gây ra các tình trạng nhiễm trùng nặng ở người. Ngoài ra, chủng virus này gây ra các triệu chứng như ho, sốt, đau họng, đau nhức người và đau đầu. Trong một số trường hợp thì bệnh nhân có thể bị suy hệ hô hấp, và nghiêm trọng hơn là tử vong.

Trong một phân tích mẫu máu được các nhà khoa học thực hiện, có đến 10,4% người chăn nuôi lợn đã bị nhiễm virus G4 tại các địa phương được khảo sát tại Trung Quốc. Và nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có đến 4,4% dân cư xung quanh đã bị phơi nhiễm với chủng virus này.

Sau các nghiên cứu này, PNAS đưa ra cảnh báo cần phải siết chặt khâu quản lý chăn nuôi lợn tại Trung quốc và cũng như cần có biện pháp để theo dõi những người có làm việc tiếp xúc với lợn ở đây để tránh dịch bùng phát.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng virus G4 có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên, đã có hai ca dương tính đầu tiên được tìm thấy vào năm 2016 và 2019. Một ca là bệnh nhân 46 tuổi và một ca là bệnh nhân 9 tuổi. Điều này chứng tỏ rằng chủng này sẽ có khả năng lây từ lợn sang người, khiến cơ thể ta bị nhiễm trùng nặng và có thể dẫn đến tử vong. Các nhà khoa học lo sợ rằng chúng có khả năng đột biến, và khi đó sẽ có khả năng truyền nhiễm từ người sang người.

Hiện nay, chưa có vắc xin để phòng ngừa virus này. Và hiện tại thì Việt Nam vẫn chưa ghi nhận được sự xuất hiện của virus.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người dân có thể hoàn toàn chủ động phòng tránh nó tương tự như là đối với chủng virus SARS-CoV-2: Thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân và sử dụng các dung dịch sát khuẩn như cồn hay xà phòng để vệ sinh tay.

Tạo thói quen mang khẩu trang khi ra ngoài đường hay đến những nơi đông người để hạn chế việc lây nhiễm ở cộng đồng. Ngoài ra, bạn chỉ cần sử dụng khẩu trang có thể dùng lại được thay vì khẩu trang y tế.

Nếu có những triệu chứng bất thường, hãy báo ngay với cơ sở y tế ở địa phương bạn. 

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương