Lý giải về hiện tượng 'Ghét bếp, không nghiện nhà' đang 'gây bão' mạng xã hội?

Dù mới chỉ thành lập vỏn vẹn 3 ngày, (từ ngày 08/04/2020), nhóm đã đạt gần 400k thành viên, hàng trăm bài viết mỗi ngày.

"Ghét bếp, không nghiện nhà" là một nhóm cộng đồng (gọi chung là group) mới được thành lập trên mạng xã hội facebook.

Dù mới chỉ thành lập vỏn vẹn 3 ngày, (từ ngày 08/04/2020), nhóm đã đạt gần 400k thành viên, hàng trăm bài viết mỗi ngày và mỗi bài viết đều đạt tầm vài nghìn đến vài chục nghìn lượt tương tác.

Và thú vị hơn, không chỉ có các chị em phụ nữ, các mẹ tham gia nhóm, mà cánh đàn ông, cả các anh, các bố cũng rất tích cực tham gia và đăng bài, tương tác.

Ảnh chụp vào thời điểm 16h ngày 10/4/2020. Số thành viên của nhóm đạt 329k.
Ảnh chụp vào thời điểm 16h ngày 10/4/2020. Số thành viên của nhóm đạt 329k.

"Ghét bếp, không nghiện nhà" được lập ra với triết lý "Mạng có thể Ảo nhưng ảnh cuộc sống nhất định phải Aut (chính hãng, mang nghĩa hàng thật - PV).

Admin của nhóm cũng đưa ra nội quy rằng: "Những ngày qua toàn xã hội thực hiện việc giãn cách cộng đồng để tránh lây lan dịch bệnh Covid-19. Việc cả gia đình ở nhà trong khi quán hàng phải đóng cửa dẫn đến việc phải nấu nướng, dọn dẹp quá nhiều, quá căng thẳng. Áp lực gia tăng khi vợ, chồng là thành viên của các group đầy ắp nhữnng món ăn ngon, nhữnng căn nhà đẹp.

Việc ngắm, khen “chồng/vợ/nhà người ta” quá nhiều có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc, cũng như tạo tâm lý hoang mang, tự ti với bản thân. Thậm chí, có lúc, có nơi, có người không thể kìm chế bản thân được đã sử dụng hình ảnh của người khác để sống ảo, hòng đắm mình trong những lời tán dương, ca tụng. Với triết lý "Mạng có thể Ảo nhưng ảnh cuộc sống nhất định phải Aut". Nay em tạo group này tạo ra để mọi người giải trí, thư giãn, vui vẻ, để sống thật với bản thân và biết đâu lại tìm ra chân ái đời mình."

Bài viết trong nhóm đều mang ý hài hước, pha chút
Bài viết trong nhóm đều mang ý hài hước, pha chút "tự giễu" khiến cộng đồng thích thú, và đều đạt hàng nghìn, thậm chí vài chục nghìn lượt tương tác

Có thể nói, giữa những ngày rảnh rỗi, có phần buồn chán vì giãn cách xã hội do covid-19, "Ghét bếp, không nghiện nhà" như một làn gió mới trên mạng xã hội, như một cách để dân chúng giải trí khi đi ngược lại những chuẩn mực về bếp núc, về sự khéo léo được cho là tiêu chuẩn của phụ nữ từ trước đến nay.

Sự xuất hiện của hội "Ghét bếp, không nghiện nhà" cũng cùng vào thời điểm một nhóm khá nổi tiếng trước đó trên mạng xã hội là "Yêu bếp" bỗng nhiên bị "thất sủng", do nhiều ý kiến cho rằng hội "Yêu bếp" hơi xa rời thực tế khi chỉ dành cho hội chị em với căn bếp "trong mơ" lên đến hàng trăm triệu, và dành toàn thời gian chỉ để nấu ăn, bày biện, chăm sóc nhà cửa, thực tế không phải chị em nào cũng có được điều kiện như thế.

Ngoài ra những nhóm mang tính chất như vậy dường như cũng bị lên án là khá "ảo", chỉ dành cho hội chị em thích "làm màu", "khoe khoang"... khiến nhiều người kém khéo léo bếp núc, nhà cửa hơn cảm thấy mình kém cỏi, bị "tổn thương"..., nên số lượng member trong nhóm, lượt tương tác cũng đang giảm sút khá nhiều.

Hội
Hội "Yêu bếp" hơn 800k thành viên đang bị "thất sủng"

Sự thành công của "Ghét bếp, không nghiện nhà" một phần lớn là do thời điểm, những ngày giãn cách xã hội, cộng động mạng dường như đang có rất nhiều thời gian để tham gia và tương tác. 

Thêm nữa, những ngày gần đây, trào lưu 'khoe" món ăn trên facebook quá nhiều khiến nhiều người cảm thấy bị "quá độ" đến mức ngán ngẩm, nhiều khi bị "phản tác dụng", vì có nhiều người đăng món ăn hàng ngày, ăn gì cũng chụp ảnh "cúng" facebook, khi mà chất lượng chưa biết như thế nào nhưng hình ảnh thì lúc nào cũng đẹp lung linh như đồ ăn trong khách sạn 5 sao.

Có lẽ, giữa những ngày áp lực vì covid-19, cộng đồng mạng đang "khát" một concept nào đó nhẹ nhàng, bớt áp lực và hài hước, thoái mái hơn, nên sự xuất hiện của "Ghét bếp, không nghiện nhà" khiến mọi người thích thú. Đặc biệt khi join vào nhóm, đâu đâu cũng thấy các bà các chị với hình ảnh nấu nướng vụng về, hài hước, khiến mọi người cảm thấy rất thoải mái, vui vẻ, không áp lực vì đua chen hay thể hiện.

"Ghét bếp, không nghiện nhà" khiến mọi người thích thú khi mà đâu đâu cũng thấy các bà các chị với hình ảnh nấu nướng vụng về, hài hước, khiến mọi người cảm thấy rất thoải mái, vui vẻ, không áp lực.
Không phải ai cũng là những người phụ nữ
Không phải ai cũng là những người phụ nữ "chuẩn mực"

Do đó, dù không có concept quá mới, nhưng với việc đi ngược lại "trào lưu", dám sống thật, "Ghét bếp, không nghiện nhà" đã thành công bước đầu trong việc lan tỏa tiếng cười cho mọi người.

Tuy nhiên, có thể tất cả chỉ mới là bước đầu, có thể đi đường dài hay không thì còn cần thời gian trả lời. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của những group có tính chất vui vẻ, nhẹ nhàng, thực tế như "Ghét bếp, không nghiện nhà" cũng khiến cộng đồng mạng có sự giải trí lành mạnh, xua tan những lo âu, hoang mang trong những ngày dịch bệnh.

Và cũng hi vọng, mạng xã hội, với một ý nghĩa nhất định, sẽ góp phần hiệu quả cho tinh thần và nhận thức của mỗi người dùng với những thông tin thực sự lý thú, bổ ích cho tất cả mọi người.

LA

Top 4 cung hoàng đạo nên cẩn trọng lời ăn, tiếng nói trong ngày đầu tuần

Top 4 cung hoàng đạo nên cẩn trọng lời ăn, tiếng nói trong ngày đầu tuần

4 cung hoàng đạo dưới đây nếu không cẩn trọng trong giao tiếp sẽ tự rước họa vào thân, công việc gặp rắc rối hoặc gây rạn nứt trong chuyện tình cảm.