Xôi là món không thể thiếu trên mâm cúng ngày Tết. Có rất nhiều cách để nấu xôi cúng ngày Tết đơn giản và dễ làm, giúp cho mâm cúng của gia đình thêm sung túc, phong phú hơn.
Xôi gấc hạt sen
Xôi gấc hạt sen với màu đỏ tươi tự nhiên của gấc thể hiện sự may mắn trong ngày đầu năm, cùng hạt sen tượng trưng cho nhà Phật là món xôi thích hợp dùng để là xôi cúng trong ngày Tết. Cách làm xôi gấc hạt sen khá đơn giản và dễ nên bạn có thể thực hiện để bày tỏ lòng thành kính của mình với các chư thần cũng như ông bà tổ tiên của mình.
Nguyên liệu
500g Gạo nếp
1 quả Gấc
200g Hạt sen khô
25g Đường trắng
5g Muối
2 muỗng Dầu ăn
15g Mè trắng
Cách nấu
Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm với nước khoảng 5 đến 6 tiếng. Sau đó xả gạo nếp lại với nước sạch và để ráo nước. Hạt sen cũng vo sạch, ngâm với nước ấm trong 1 tiếng và vo lại với nước sạch.
Bước 2: Cho hạt sen vào nồi ninh đến khi chín mềm. Vớt hạt sen ra cho ráo và dùng muỗng nghiền nhỏ hạt sen.
Bước 3: Trộn đều gạo nếp với thịt gấc để tạo màu đỏ và nhặt bỏ hết phần hạt gấc còn dính. Tiếp theo cho hạt sen đã nghiền nhỏ vào gạo nếp và trộn đều.
Bước 4: Nấu nước sôi và cho hỗn hợp gạo nếp vài đồ xôi. Nấu khoảng 30 phút, kiểm tra xem gạo đã nở, dẻo mềm chưa. Nếu chưa thì có thể để thêm 10 phút là được. Xôi chín có thể cho vào khuôn tạo hình cho đẹp và đem cúng.
Xôi đậu phộng (xôi lạc)
Xôi đậu phộng hoà quyện hương vị thơm ngon giữa nếp dẻo và đậu phộng bùi béo, mềm giòn, ăn vào rất ngon và không tạo cảm giác ngán.
Nguyên liệu
500g Gạo nếp
250g Đậu phộng
1/2 lon Nước cốt dừa
100g Dừa nạo
4 muỗng Đường trắng
2 muỗng Muối
Cách nấu
Bước 1: Đậu phộng ngâm trong nước để qua đêm cho nở. Nếp cũng ngâm trong nước để qua đêm.
Bước 2: Sau đó cho đậu phộng vào nồi, nấu khoảng 30 phút cho đậu mềm. Trút đậu ra rổ và xả lại nước lạnh cho sạch.
Bước 3: Nếp sau khi ngâm đem vo sạch, trộn đều với đậu phộng và cho vào nồi cơm điện cùng 600ml nước. Bật điện nấu bình thường.
Bước 4: Trộn đều nước cốt dừa, dừa nạo, đường và muối. Khi xôi vừa chín, mở nắp cho hỗn hợp nước cốt dừa vào, trộn đều, nên rưới đều nước cốt khắp mặt xôi để xôi được thấm đều. Nấu xôi thêm 15 phút và xôi chín xới đều lên và cho ra đĩa.
Xôi đậu xanh
Xôi đậu xanh là món xôi cực kì quen thuộc đối với tất cả người dân Việt Nam và là món ăn ưa thích của mọi người. Không chỉ vậy, xôi đậu xanh còn thường dùng trên các mâm cúng trong ngày Tết. Nếp dẻo mềm, đậu xanh bùi bùi, ngọt nhẹ hoà quyện vào nhau tạo nên hương vị ngon khó cưỡng.
Nguyên liệu
500g Gạo nếp
200g Đậu xanh không vỏ
1/2 muỗng Muối
Cách nấu
Bước 1: Nếp ngâm trong nước để qua đêm. Đậu xanh cũng đem ngâm nước khoảng 3 tiếng là được.
Bước 2: Sau khi đã ngâm xong, đem trộn đều đậu xanh và nếp với nhau cùng một chút muối.
Bước 3: Cho hỗn hợp này vào xửng hấp khoảng 15 phút thì mở nắp ra xới đều xôi lên để tránh tình trạng xôi bị chín dưới đáy nhưng sống trên mặt.
Bước 4: Hấp xôi thêm khoảng 15 phút thì xôi chín hẳn. Cho xôi đậu xanh ra đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng. Xôi ăn cùng với muối đậu phộng.
Xôi vò bằng lò vi sóng
Xôi vò cũng khá giống xôi đậu xanh nhưng cách nấu xôi vò lại khá và mùi vị cũng khác hẳn với xôi đậu xanh. Với cách làm xôi vò bằng lò vi sóng này sẽ rất thích hợp nấu cúng trong dịp Tết bận rộn đấy.
Nguyên liệu
100g Đậu xanh không vỏ
100g Gạo nếp
100ml Nước cốt dừa
50g Đường trắng
1/2 muỗng Muối
1 muỗng Dầu ăn
Cách nấu
Bước 1: Đậu xanh rửa với nước sạch và ngâm khoảng 4 tiếng. Gạo nếp vo sạch, đem ngâm nước qua đêm.
Bước 2: Đậu xanh sau khi ngâm cho vào tô rồi thêm nước sâm sấp và chút muối trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại rồi cho vào lò vi sóng quay 10 phút. Lấy đậu xanh ra, cho đường vào trộn đều, dùng muỗng tán nhuyễn.
Bước 3: Gạo nếp sau khi ngâm nở cho vào tô, thêm nước cốt dừa, dầu ăn, trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, cho vào lò vi sóng quay 10 phút. Khi xôi nở, dùng đũa xới đều.
Bước 4: Cho đậu xanh nghiền vào trộn đều với xôi. Lúc này, xôi và đậu xanh sẽ tơi ra nhưng vẫn có độ dẻo dính. Khi cúng, cho xôi vào chén nén chặt, sau đó úp ngược ra đĩa.
Để có xôi cúng ngon thì nguyên liệu quan trọng nhất trong xôi chính là gạo nếp. Cần chọn gạo nếp mới, không có mùi ẩm mốc, hạt gạo có màu trắng đục hoàn toàn. Hạt gạo phải căng mẩy đều như vậy mới cho ra xôi dẻo mềm. Lượng nước nấu xôi cung rất quan trọng, cần điều chỉnh sao cho nước chỉ bằng 1/3 nồi như vậy xôi sẽ ngon và mềm. Nếu cho quá nhiều nước, xôi sẽ bị nhão ăn không ngon và rất dễ ngán.
Món ngon ngày lạnh: Thơm bùi nồng ấm sủi dìn Hải Phòng
Những viên bánh trắng ngần chan ngập nước mật mía, thoang thoảng hương thơm của gừng, vị bùi bùi của lạc và dừa tươi chính là đặc trưng của sủi dìn.