Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (chủ thương hiệu xe Sao Việt) cho biết, dù hoạt động du lịch đang từng bước khôi phục, nhưng DN vận tải của ông mới hoạt động lại được 30% lượng phương tiện.Chi phí xăng dầu chiếm tới 40-50% là nỗi lo rất lớn của các DN vận tải, trong khi giá vé không thể tăng vì sẽ không có khách.
“Điều hành xăng dầu do Bộ Công Thương là chính. Khi việc điều hành giá xăng dầu vượt quá khả năng thì họ phải báo cáo lên Chính phủ và các bộ ngành liên quan để có động thái trả lời DN. Kể cả không làm được thì phải lắng nghe DN để có đề xuất lên Chính phủ. Bộ Công Thương phải đón đầu xu hướng xăng dầu thế giới, dự báo để khắc phục như đề xuất giảm thuế nhập khẩu, linh hoạt điều hành quỹ bình ổn...”, ông Bằng nói.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, chủ hãng xe du lịch tuyến Hà Nội- Lào Cai chia sẻ, công ty của ông đang khởi động lại các tua du lịch, và chi phí cấu thành tua cũng tăng từng ngày theo giá xăng.
Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằngmuốn khôi phục phải có sự điều hành đồng bộ giữa các bộ, ngành.
“Vận tải là huyết mạch nền kinh tế và liên quan đến nhiều ngành, đời sống nhân dân. Giá xăng, dầu chiếm 25-30% trong cơ cấu giá cước vận tải. Xăng dầu điều chỉnh giá liên tục như thế này khiến các mặt hàng tăng giá theo, chưa kể chi phí nhân công tăng lên, cước vận tải tăng lên”.
“Vận tải hành khách đường bộ tê liệt 2 năm nay, kể cả vận chuyển hàng không, cho đến thời điểm này mới khôi phục dần. Vậy chúng ta đặt câu hỏi tại sao Chính phủ đã ban hành các gói hỗ trợ, các ngành khác cố gắng bình ổn giá thì lại để xăng dầu liên tục tăng giá. Việc tăng giá xăng, dầu càng khiến các mặt hàng tăng giá theo và người dân e ngại sử dụng phương tiện vận tải...”, ông Hùng nói.
Miền Bắc tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 22-2, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét hại.