Mùng 1 Tết nên làm gì để mang lại may mắn, bình an cả năm?

Bạn muốn có một năm mới hanh thông, tài lộc tràn đầy, thuận lợi cả năm đừng bỏ lỡ các hoạt động truyền thống trong ngày Mùng 1 Tết.

Ông bà ta có câu “trên đầu ba tấc có thần linh”, tâm linh là điều mà khoa học chưa chứng minh được nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chính vì thế những hoạt động như đi chùa lễ phật, lì xì tết, chúc tết đầu năm,...đều là những hoạt động mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong những ngày đầu năm mới. Quan trọng hơn hết, ngày đầu năm bạn thực hiện những hoạt động này sẽ mang lại cho bản thân, gia đình bạn có một năm mới an yen, may mắn, sung túc.

Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa không những là một trong những hoạt động tâm linh được nhiều người tin tưởng mà nó còn là một nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. 

Mùng 1 Tết nên làm gì để mang lại may mắn, bình an cả năm?

Những thời khắc đầu của năm mới, mọi gia đình đều đến chùa để hái lộc, cầu may mắn, sức khỏe cho cả nhà.

Mặc đồ mới

Không phải tự nhiên mà cứ đến cuối năm, người người nhà nhà lại nô nức kéo nhau đi sắm sang quần áo mới. Đó không chỉ để cho mục đích đẹp để đón tiếp khách khứa, để du xuân mà mặc đồ mới ngày đầu năm còn thể hiện mong ước năm mới thật nhiều điều tươi mới, vui vẻ.

Màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, sung túc, hỉ hoan, vậy nên người ta tin rằng mặc màu đỏ những ngày Tết sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình cả năm. Ngoài ra, đồ trang trí trong nhà cũng được trang hoàng rực rỡ với sắc đỏ thắm may mắn này.

Lì xì Tết và chúc Tết 

Lì xì đã trở thành một vẻ đẹp văn hóa trong cái Tết truyền thống. Lì xì và chúc Tết là tục lệ đi đôi với nhau, thường diễn ra vào dịp Tết. Khi con cháu đến chúc mừng năm mới, ông bà cha mẹ sẽ lì xì mừng tuổi với mong muốn là con cháu mạnh khỏe, vui vẻ, học giỏi.

Mùng 1 Tết nên làm gì để mang lại may mắn, bình an cả năm?

Bao lì xì đỏ còn tượng trưng cho sự may mắn, hoạt động này không chỉ người lớn tặng cho trẻ nhỏ mà còn có thể dành cho mọi lứa tuổi.

Xông đất

Đây là một tục lệ lâu đời của người Việt và còn duy trì đến ngày nay, sau thời điểm giao thừa người nào bước vào nhà đầu tiên với lời chúc mừng năm mới sẽ là người xông đất. Thông thường, chủ ngôi nhà sẽ có ý định mời người nào đó tốt số, hợp với gia chủ để xông đất nhà mình.

Bên cạnh đó, người xông đất phải vui vẻ, đức hạnh, sức khỏe dồi dào để dự đoán vận hạn của gia đình mình trong năm mới. Người xông đất sẽ không được chủ gia đình giữ lại lâu, họ chỉ cần đến thắp hương và cầu chúc mọi điều tốt lành đến với gia chủ.

Tục xông đất thể hiện tinh thần hướng đến điều an lành, may mắn, cầu chúc năm mới vạn sự đều thuận lợi đến với các thành viên trong gia đình.

Tảo mộ đầu năm

Vào sáng mùng 1, các thành viên trong gia đình sẽ tụ tập lại và cùng đi thắp hương, thăm mộ ông bà tổ tiên để thể hiện lòng chân thành, hiếu kính đến các bậc tổ tiên và thể hiện tình cảm đến những người thân quá cố của gia đình. 

Mùng 1 Tết nên làm gì để mang lại may mắn, bình an cả năm?

Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy, nhớ lại cội nguồn và nhìn đến tương lai. Ai ai cũng mong về bên gia đình vào ngày Tết, đừng quên tảo mộ để “chào đón” ông bà cùng về với gia đình, phù hộ một năm mới bình an, hạnh phúc.

Mua muối đầu năm

Từ xưa dịp cuối năm các mẹ các bà thường chuẩn bị cơi trầu thật đầy đủ. Dĩ nhiên không thể thiếu vôi cho miếng trầu thêm đậm đà. Rồi mỗi sáng mùng 1 Tết khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít mặn mà cho gia đình một năm thêm mặn mà bền chặt.

TRÚC BÌNH (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương