Ngày Hạ chí là gì?
Ngày Hạ chí là thời điểm giữa của mùa hạ, cũng thường rơi vào giữa năm. Theo quy ước, tiết Hạ chí là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 6 Dương lịch (khi kết thúc tiết Mang chủng) và kết thúc vào khoảng ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 Dương lịch (khi tiết Tiểu thử bắt đầu).
Đây là thời điểm bắt đầu mùa hè ở Bắc bán cầu và bắt đầu mùa đông ở Nam bán cầu. Theo các nghiên cứu thiên văn, vào ngày hạ chí, Bắc bán cầu sẽ nghiêng về phía Mặt trời nhiều hơn so với Nam bán cầu một khoảng là 23,5 độ. Điều này dẫn đến việc thời gian ban ngày trong tiết khí này sẽ lớn nhất trong năm,ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng.
Bán cầu bắc của Trái đất nghiêng về Mặt trời nhiều nhất vào Hạ chí. |
Vào tiết Hạ chí, vì Bắc bán cầu nghiêng hẳn về phía Mặt Trời nên lượng ánh sáng ở đây nhận được sẽ rất nhiều, thời gian ban ngày trong tiết khí này sẽ lớn nhất trong năm. Hạ chí cũng là một trong 24 tiết khí của Nông lịch phương Đông, là thời điểm giữa của mùa hè. Nó là tiết khí tiếp sau tiết Mang chủng và trước tiết Tiểu thử.
So với mùa đông, vào mùa hè, Trái đất nằm xa Mặt trời hơn do quỹ đạo của Trái đất hình elip nên có sự thay đổi về khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Khoảng cách này chênh lệch tới ba triệu dặm (5 triệu km) và làm bức xạ nhiệt của Trái đất nhận được nhiều hơn các ngày bình thường 7%.
Ngày Hạ chí đánh dấu điểm cao nhất của Mặt trời nhưng không phải là ngày nhiệt độ cao nhất do nhiệt độ ở đại dương bắt đầu giảm dần.
Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí - tháng 6, và một vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí - tháng 12. Ngày Hạ chí thì Mặt trời nằm cao nhất về hướng bắc, ngày Đông chí thì Mặt Ttời nằm cao nhất về hướng nam.
Ảnh hưởng của ngày Hạ chí
Vào thời gian này thời tiết thường nắng gay gắt, oi bức, khô nóng, bầu trời trong xanh. Gió Tín phong và gió Mậu dịch hoạt động mạnh mẽ trên biển nên thường tạo nên sự ngưng tụ của hơi nước dẫn đến mưa lớn kéo dài, bão lũ, thiên tai gây nên những tai họa cho đời sống người dân.
Thời tiết thay đổi thất thường dễ dẫn đến việc con người bị nhiễm các bệnh như cảm cúm, say nắng, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt rét, ô nhiễm môi trường... Do đó, chúng ta cần chủ động phòng tránh bệnh để đảm bảo sức khỏe luôn tốt nhất.
Đối với nông dân vào tiết Hạ chí, các hoạt động chăm sóc, làm cỏ cho cây cũng được diễn ra trong thời điểm này để đảm bảo cây trồng phát triển mạnh và cho năng suất tốt nhất.
Hạ chí có nhiệt độ nóng ẩm, tạo điều kiện cho các loài động thực vật phát triển, nguồn thức ăn dồi dào. Đây cũng là thời điểm mà chúng tiến hành ghép đôi và sinh sản. Vì nguồn dinh dưỡng để nuôi con trong thời điểm này rất dồi dào. Nhưng bên cạnh đó, do nóng ẩm, thay đổi thất thường cũng tạo điều kiện thuận lợi để các loài vật, các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại phát triển. Nhất là các vi sinh vật gây bệnh về đường tiêu hóa, hay muỗi gây nên bệnh sốt xuất huyết,… Vì vậy, con người cũng cần lưu ý đặc biệt điều này để có cách phòng tránh.
Ở một số nước, Hạ chí là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội ở phương Tây như: Lễ hội vòng tròn đá Stonehenge, lễ hội Sankt Hans Aften của Đan Mạch, lễ hội Litha của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan)...
Theo quan điểm dân gian, Hạ chí là tiết khí có âm khí thủy sinh, dương khí suy yếu, âm dương biến hóa.
Tại Việt Nam, nhiều lễ hội ăn mừng cũng được diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước để cầu mong sự may mắn và mùa màng bội thu.
7 kiểu váy chân ái của mùa Hè giúp nàng có vẻ ngoài dịu dàng, lãng mạn
Các chị em còn chờ gì mà không sắm ngay những mẫu váy này để nâng cấp style mùa Hè.