Nhật Bản muốn Việt Nam trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên tham gia vào thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ

Đây là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm xây dựng các thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ với các nước thành viên ASEAN.

Theo Nikkei, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mà Nhật muốn đưa vào thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong trường hợp chuỗi cung ứng ở nước ngoài bị gián đoạn. 

Hiện Nhật Bản vẫn duy trì lượng dự trữ xăng dầu đủ để đáp ứng tiêu dùng nội địa trong 200 ngày thì một số quốc gia Đông Nam Á chỉ có nguồn cung đủ cho một tháng.

Nhật Bản muốn Việt Nam trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên tham gia vào thỏa thuận chia sẻ dầu mỏ

Hãng xăng dầu BP cho biết, hơn 60% các chuyến hàng dầu thô tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là từ Trung Đông. Trong khi đó, việc vận chuyển rất dễ bị tắc nghẽn. 

Nikkei cho biết, đây là lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản tiếp cận Việt Nam với đề xuất chia sẻ dầu mỏ. Khi đại dịch lắng xuống, Tokyo sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận để đạt được thỏa thuận trong thời gian sớm nhất.

Hiện Nhật Bản cũng đang tiến hành đàm phán với Indonesia, Thái Lan, Malaysia và các quốc gia trong ASEAN khác để ký kết các thỏa thuận tương tự. Tháng trước, Tập đoàn Dầu khí và Kim loại quốc gia Nhật Bản đã cùng với Cơ quan Năng lượng Quốc tế và các tổ chức khác tổ chức một cuộc họp với các đại diện từ 8 nước ASEAN. Nhật Bản đã đề nghị cần có sự hiểu biết chung về tầm quan trọng của việc dự trữ và hợp tác về dầu mỏ.

Ngoài ra quốc gia này cũng đang tìm cách để hợp tác với các nhà sản xuất dầu mỏ. Tháng 12 năm ngoái, Tokyo đã ký kết một thỏa thuận với Kuwait nhằm xây dựng một kho dự trữ dầu chung ở Nhật Bản, trong đó nêu cơ chế một số kho dự trữ có thể được chia sẻ với các bên thứ 3 ở châu Á nếu Nhật Bản và Kuwait đồng ý.

Thanh Mai

Lo ngại dịch COVID-19, giá dầu quay đầu giảm

Lo ngại dịch COVID-19, giá dầu quay đầu giảm

Sau khi thiết lập mức đỉnh 1 tháng, trong đó dầu Brent đã vọt lên ngưỡng 67 USD, giá xăng dầu hôm nay đã quay đầu giảm khi thị trường lại dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu suy giảm do đại dịch COVID-19.