Những dấu hiệu bệnh tiểu đường thường thấy ở nữ giới

Chăm sóc sức khỏe và theo dõi các dấu hiệu tiểu đường từ sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển thành bệnh mãn tính.

Sự khác biệt trong dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ và nam giới

Bệnh tiểu đường có thể biểu hiện khác nhau ở phụ nữ và nam giới, và sự khác biệt này không chỉ liên quan đến triệu chứng mà còn ở cách thức điều trị và chẩn đoán bệnh. Phụ nữ thường được điều trị các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường ít tích cực hơn so với nam giới, dẫn đến việc phát hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường cũng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone và viêm nhiễm ở phụ nữ cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức bệnh phát triển, khiến các triệu chứng tiểu đường biểu hiện một cách khác biệt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ có thể không được nhận diện sớm hoặc dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, việc nhận biết chúng có thể giúp điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là bốn dấu hiệu sớm cần chú ý:

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) tái phát

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên là một dấu hiệu có thể bị bỏ qua ở phụ nữ bị tiểu đường. Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến nhiễm trùng tái diễn. Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn, vì vậy họ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Khát nước nhiều và đi tiểu thường xuyên

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường là chứng khát nước quá mức (đa khát), đi kèm với tình trạng đi tiểu nhiều lần (đa niệu). Đây là kết quả của việc thận phải làm việc quá mức để lọc glucose dư thừa trong máu. Phụ nữ có thể cảm thấy triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn trong các giai đoạn thay đổi hormone như mang thai hoặc kỳ kinh nguyệt.

Nhiễm trùng do nấm

Nấm có thể phát triển ở bề mặt một số niêm mạc như niêm mạc miệng hoặc niêm mạc tử cung. Sự phát triển quá mức của một số loại nấm mà đặc biệt là nhiễm nấm candida có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng niêm mạc miệng và âm đạo. Đây cũng là hai loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở phụ nữ. 

Một số triệu chứng thường gặp là: ngứa hoặc đau nhức âm đạo, ra nhiều dịch âm đạo, đau khi quan hệ tình dục...

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và kháng insulin

Phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2. Hội chứng này ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể, gây ra kháng insulin. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, tăng cân và mụn trứng cá.

Cách ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Phụ nữ có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát đường huyết do các yếu tố nội tiết tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp sau đây có thể giúp phòng ngừa và kiểm soát sự phát triển của bệnh:

Giảm cân và tập thể dục: Việc giảm từ 5% đến 7% trọng lượng cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Không hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận tiểu đường và tổn thương dây thần kinh ở bàn chân.

Điều trị tiểu đường: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu là rất quan trọng.

Nhận biết dấu hiệu biến chứng nguy hiểm: Việc hiểu rõ các biến chứng của bệnh tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và nhiễm toan ceton sẽ giúp phụ nữ có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Chăm sóc sức khỏe và theo dõi các dấu hiệu tiểu đường từ sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển thành bệnh mãn tính, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

T.M

5 thói quen khi ngủ âm thầm nuôi mầm mống bệnh tiểu đường, trớ trêu là nhiều người tưởng tốt

5 thói quen khi ngủ âm thầm nuôi mầm mống bệnh tiểu đường, trớ trêu là nhiều người tưởng tốt

Nếu đang có dù chỉ một trong số 5 thói quen khi ngủ dưới đây tức là bạn đang nằm trong nhóm nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường “tấn công”.