Những lời sát thương

Người miền Trung có câu “lời nói, đọi máu”. Một lời nói có thể giết chết hoặc cứu sống một con người, đặc biệt là trong mối quan hệ gia đình.

Mới đây, một cựu sinh viên đại học Boston được cho là hoàn toàn “kiểm soát” bạn trai, gửi 47.000 tin nhắn có nội dung "ngược đãi" kiểu "đi chết đi" trong suốt 18 tháng yêu nhau. Những tin nhắn này được toà án kết luận là có nội dung xúi giục bạn trai tự vẫn. Anh này là một sinh viên tài năng và sẽ làm lễ tốt nghiệp vào ngày mà anh tự tử.

Sức mạnh vô hình của lời nói tiêu cực như lưỡi dao đâm thẳng vào trái tim của người khác. Người ta nói "giết người không dùng dao" là vậy. Đặc biệt trong gia đình, khi lời nói vô tâm vô tình lại thốt ra từ những người thân yêu còn làm ta đau đớn hơn người ngoài gấp nhiều lần.

Sức mạnh vô hình của lời nói tiêu cực như lưỡi dao đâm thẳng vào trái tim của người khác.
Sức mạnh vô hình của lời nói tiêu cực như lưỡi dao đâm thẳng vào trái tim của người khác.

Trong cuộc sống, không thể tránh những lúc tức giận hoặc không vừa lòng nhau. Đừng dùng những lời nói để sát thương người kia, bởi vết thương thân thể có thể lành theo năm tháng nhưng vết thương do tinh thần để lại không bao giờ xóa nhòa được. Nhiều người đã gục ngã bởi chính những lời nói vô tình của người thân hoặc bạn bè.

Có những người khi ai đó cần đến sự góp ý của họ đã không biết góp ý chân thành lại đưa ra những lời nhận xét với lời lẽ chua cay khiến cho họ cảm thấy vô cùng chán nản.

Vợ chồng cãi nhau lúc tức giận là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng bạn cũng biết rằng, dù chồng hay vợ mình tốt cách mấy, nhưng hễ giận nhau là lôi ra những từ ngữ khó nghe, lâu dần sẽ thành vết thương trong lòng người phối ngẫu của mình.

Đã là vợ chồng, nghĩa là cặp bạn đồng hành cùng nhau đến cuối con đường, hà cớ gì lại nặng lời thậm chí mạt sát nhau lúc giận dữ? Nếu đối phương gây ra lỗi lầm vụn vặt nào đó, không để lại hậu quả gì quá nặng nề thì có thể bỏ qua. Nếu lỗi lầm quá lớn, cũng nên lựa lời phân tích, để đối phương hiểu mà biết cái sai, họ còn suy nghĩ tích cực lên, tiếp thu và rút kinh nghiệm. Hóa chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành chuyện không có gì sẽ khiến cuộc sống chúng ta dễ chịu hơn biết chừng nào.

Đã là vợ chồng, là cặp bạn đồng hành cùng nhau đến cuối con đường, hà cớ gì lại mạt sát nhau lúc giận dữ?
Đã là vợ chồng, là cặp bạn đồng hành cùng nhau đến cuối con đường, hà cớ gì lại mạt sát nhau lúc giận dữ?

Luôn nhớ, những câu như: “Anh thật vô tích sự”, “Cô chẳng được cái việc gì nên hồn”, hay "Cô là nợ đời của tôi”... sẽ vô tình ghim sâu vào tâm trí, khiến chồng/vợ mình thấy bị xúc phạm lẫn với đớn đau. Tình cảm vợ chồng vì thế mà dần nhạt phai.

Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà cha mẹ dùng ngôn ngữ như những trận đòn tâm lý khiến chúng lúc nào cũng cảm thấy ngột ngạt và chán nản, tự ti vào bản thân. 

Trong nhiều gia đình, khi la mắng con cha mẹ hay có xu hướng dùng những lời như: "Sao con dốt thế, xem thằng B con mà học hỏi", "tao thất vọng về mày quá, nuôi ăn cho lắm chả được tích sự gì", "mày làm tao mất mặt với người ta"...

Cha mẹ có biết rằng, những lời nói vô tình này gây hậu quả nặng nề lên trẻ như thế nào không? Trẻ sẽ lo âu, sợ hãi, tự ti, dần thu mình lại trước cha mẹ và bạn bè, có thể “giết” chết sự sáng tạo của trẻ. Về lâu dài, trẻ sẽ tin những lời đó là thật, chúng sẽ tự "dán nhãn" lên mình, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cả tương lai phía trước của trẻ.

Những lời nói vô tình gây hậu quả nặng nề lên tương lai của trẻ.
Những lời nói vô tình gây hậu quả nặng nề lên tương lai của trẻ.

Giữa năm 2018, IKEA, hãng sản xuất đồ nội thất nổi tiếng Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm trực tiếp mang tính cộng đồng. Họ muốn giúp người xem hiểu rõ hơn về những tác hại có thật của sự miệt thị bằng ngôn ngữ. 

IKEA đã chọn trong số các sản phẩm của mình hai cây thiết mộc lan khỏe mạnh đồng đều để tham gia thí nghiệm. Cả hai đều được đặt ở sảnh của trường học. Trong vòng 30 ngày, người ta cho một cây thiết mộc lan nghe những lời khen ngợi, động viên tinh thần từ các học sinh của trường. Trong khi đó, cây còn lại nghe những lời chế giễu, hận thù. Nói cách khác nó bị “bắt nạt” và miệt thị bằng lời nói. 

Sau 30 ngày, kết quả của thí nghiệm đã tự nói lên rất nhiều điều. Cây được nhận những lời khen tặng, động viên và yêu thương tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, cây nhận được những lời chỉ trích, miệt thị phát triển khó khăn, mang dáng vẻ u buồn với những chiếc lá chuyển màu ủ rũ. Cả hai cây được chăm sóc với những điều kiện hoàn toàn giống nhau.

Kết quả sau 30 ngày thí nghiệm: Cây được nhận lời khen tặng phát triển mạnh mẽ, cây bị “bắt nạt” và miệt thị ủ rũ.
Kết quả sau 30 ngày thí nghiệm: Cây được nhận lời khen tặng phát triển mạnh mẽ, cây bị “bắt nạt” và miệt thị ủ rũ.

Kết quả thí nghiệm này mang đến nhiều suy ngẫm cho chúng ta.

AN LY (t/h)

Những câu nói viral mạng xã hội theo cách không ai hiểu

Những câu nói viral mạng xã hội theo cách không ai hiểu

Thế bạn nói xem vì sao mình phải trả lời bạn, Sa chào cô chú đi con .... là những câu nói đang được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.