Những người mắc bệnh này không nên uống nước cam

Nước cam là món giải khát nhiệt đới được ưa chuộng vào mùa hè. Nhiều người nghĩ nước cam tốt nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Tuy nhiên nước cam lại không hề tốt cho những đối tượng sau.

Người vừa phẫu thuật

Trong nước cam phần lớn chứa axit citric tương đối cao, và tồn tại dưới dạng muối natri citrat đây là chất thường dùng để chống đông máu. Vì thế chất này sẽ tạo phức với ion Ca ++ làm cản trở quá trình thrombin và prothrombinase, là những yếu tố quan trọng tham gia quá trình đông máu.

Do vậy, những người sau phẫu thuật về dạ dày, ruột.. ( đường tiêu hóa) có các vết mổ chưa hồi phục, hay các vết thương có thể bị viêm loét nguy cơ bị xuất huyết nên thận trọng ăn cam quýt, để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.

Uống nước cam khi đang dùng thuốc

Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh.

Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc, làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc, là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hoá, thuốc khó mà được hấp thu đầy đủ.

Người bị thận, bị bệnh đường tiêu hóa và bệnh phổi

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn ba quả cam mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể.

Ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận. Hơn nữa, ăn quá nhiều cam cũng có hại cho răng và miệng.

Cuối cùng nhưng không phải là ít, đó là những người già không nên ăn quá nhiều cam, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận, đường tiêu hóa và các bệnh phổi. Nếu không, nó sẽ dễ dàng dẫn đến đau bụng, đau ngang thắt lưng, đau lưng, và các triệu chứng khác.

Người mắc bệnh tiêu hóa

Nếu uống nước cam quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Người đang đói

Nước cam chứa nhiều axit nên tuyệt đối không uống vào lúc đói, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Tốt nhất nên uống nước cam vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Người đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Nước cam có tác dụng nhuận tràng, nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước, và uống từng chút một thôi.

Ngoài ra, khi uống nước cam bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

Không ăn cam và củ cải cùng nhau

Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là "sulfate". Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit. Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột, và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. 

Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.

Không uống sữa khi ăn cam

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.

Không uống nước cam vào buổi tối

Không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

Không uống nước cam ngay sau khi ăn

Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

(Tổng hợp)

AN LY