Những tuyệt sắc giai nhân của màn ảnh Việt thế kỉ 20

Dù qua bao thăng trầm của điện ảnh, thì những giai nhân Việt 'thời kì vàng son' luôn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả nhiều thế hệ

Điện ảnh Việt Nam có những thước phim đầu tiên vào những năm 1923-1925. Tuy nhiên vào thời kì này những bộ phim chủ yếu vẫn là do người Pháp sản xuất. Mãi đến thập niên 30 - 40 của thế kỉ 20, người Việt mới bắt đầu thành lập những hãng phim đầu tiên như Hương Ký tại Hà Nội, Asia Film trong Sài Gòn. Loạt phim Cánh đồng ma (1938), Cô Nga dạo thị thành (1939), Toét sợ ma (1940) có cơ hội được chiếu bóng nhưng đều chết yểu vì các nhà sản xuất Việt khi ấy còn “non tay” trong khi diễn viên vẫn là một khái niệm mới lạ.

Thế hệ vàng trước 1975

Sau một thời gian ngưng trệ vì chiến tranh, điện ảnh Việt Nam bắt đầu quá trình hồi sinh sau Hiệp định Genève năm 1954. Tại miền Bắc, phim điện ảnh được nhà nước sản xuất phục vụ cho tuyên truyền. Vào những năm đầu tiên, khán giả Thủ đô chủ yếu được xem các dòng phim tài liệu.

10-phim-kinh-dien-cua-dien-anh-viet-nam-0852.jpg
10-phim-kinh-dien-cua-dien-anh-viet-nam-0852.jpg

Năm 1959 được coi là điểm mốc với sự ra đời của bộ phim truyện điện ảnh Cách mạng đầu tiên: Chung một dòng sông. Nhắc đến bộ phim lịch sử này không thể thiếu vai nữ chính cô Hoài do diễn viên Phi Nga thể hiện.

Phi Nga vốn là một diễn viên sân khấu nhưng bà lại có duyên và nổi tiếng nhờ điện ảnh. Bằng tài năng và cả nhan sắc, Phi Nga đã vượt qua nhiều thử thách để hoàn thành vai diễn đầy ấn tượng, tạo niềm tin với nhà sản xuất phim. Đạo diễn Hải Ninh từng nhận xét: “Với Phi Nga trong Chung một dòng sông thì lần đầu tiên công chúng rộng rãi mới biết đến một diễn viên điện ảnh đích thực. Diễn xuất của Phi Nga ngay từ vai diễn đầu tiên đã rất “điện ảnh”, nghĩa là rất tự nhiên, giản dị, sống động”.

nhungnudienvienvietnamdinhdamthoikyphimdentrangjpg1378090591-0852.jpg
nhungnudienvienvietnamdinhdamthoikyphimdentrangjpg1378090591-0852.jpg

Thành công từ lần đầu bén duyên với điện ảnh, Phi Nga tiếp tục tham gia các phim Vật kỷ niệm, Trên vĩ tuyến 17, Rừng O Thắm, Vợ chồng Anh Lực, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm… 

Sau Chung một dòng sông, các nhà làm phim Cách mạng tiếp tục thực hiện các bộ phim truyện khác như Chim vành khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963), Kim Đồng (1964). Nổi bật hơn cả là bộ phim chuyển thể từ văn học Vợ chồng A Phủ sản xuất năm 1961. Bộ phim ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người xem cùng vai diễn để đời của cố nghệ sĩ Đức Hoàn.

Nghệ sĩ Đức Hoàn trong vợ chồng A Phủ
Nghệ sĩ Đức Hoàn trong vợ chồng A Phủ

Cố nghệ sĩ Đức Hoàn vốn là một cô sinh viên sư phạm, xung phong vào bộ đội. Trong một lần tình cờ, vẻ đẹp vừa hoang dã, vừa sắc sảo của Đức Hoàn đã được một nhà quay phim phát hiện. Sau đó, Đức Hoàn được đào tạo nghệ thuật bài bản tại Liên Xô trước khi vào vai nhân vật Mị trong bộ phim Vợ chồng A Phủ.

Bên cạnh Phi Nga hay Đức Hoàn, NSND Trà Giang cũng là một tên tuổi xuất chúng trong thời kì phim Cách mạng. Sở hữu nét đẹp nổi bật với đôi mắt mạnh mẽ, cương nghị, nụ cười dịu dàng, sống mũi cao thẳng vì vậy Trà Giang luôn được gọi là “nàng thơ” của các đạo diễn cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, bà còn được ví như nữ hoàng của điện ảnh Việt trong những năm chiến tranh. Gạt bỏ những danh hiệu, Trà Giang ghi dấu ấn cùng loạt phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu… với lối diễn đầy tình tế và cảm xúc.

NSND Trà Giang
NSND Trà Giang

Những năm 1950 – 1958, điện ảnh phía Nam vào thời kì hoàng kim với sự ra đời của các hãng phim tư nhân, tập trung sản xuất loại phim tâm lý xã hội, cổ tích và các đề tài gia đình, truyền thuyết thiên về giải trí. Khán giả và giới truyền thông miền nam lúc bấy giờ vẫn gọi “bà hoàng điện ảnh” không ai khác là nữ diễn viên Kim Cương. Nhờ tài năng diễn xuất và vẻ đẹp sáng trong, thùy mị, nghệ sĩ Kim Cương là người tham gia nhiều phim nhất trong những năm 1954 – 1960 mà nổi tiếng nhất vẫn là Lòng nhân đạo, Ngọc Bồ Đề.Điện ảnh Việt và đặc biệt là dòng phim Cách mạng đã có công rớt lớn trong việc tìm kiếm thế hệ diễn viên trẻ tài năng. Một trong số đó là NSND Như Quỳnh tham gia diễn xuất từ năm 19 tuổi trong Bài ca ra trận và Đến hẹn lại lên. Với thành công này, Như Quỳnh đã đoạt giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3, tổ chức vào năm 1975. Trong sự nghiệp của mình, NSND Như Quỳnh có những mốc son với các giải thưởng lớn trong 2 lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. 

Nghệ sỹ Như Quỳnh
Nghệ sỹ Như Quỳnh

Những năm 1950 – 1958, điện ảnh phía Nam vào thời kì hoàng kim với sự ra đời của các hãng phim tư nhân, tập trung sản xuất loại phim tâm lý xã hội, cổ tích và các đề tài gia đình, truyền thuyết thiên về giải trí. Khán giả và giới truyền thông miền nam lúc bấy giờ vẫn gọi “bà hoàng điện ảnh” không ai khác là nữ diễn viên Kim Cương. Nhờ tài năng diễn xuất và vẻ đẹp sáng trong, thùy mị, nghệ sĩ Kim Cương là người tham gia nhiều phim nhất trong những năm 1954 – 1960 mà nổi tiếng nhất vẫn là Lòng nhân đạo, Ngọc Bồ Đề.

Nghệ sỹ Kim Cương
Nghệ sỹ Kim Cương

Điện ảnh miền Nam thời bấy giờ đạt đến mức đỉnh cao khi giành nhiều giải thưởng tại các nước Âu Mỹ cũng nhờ vào vẻ đẹp Á Châu đặc trưng của dàn “tứ đại mỹ nhân Sài Gòn”. Có thể kể đến sự xuất hiện ghi vào lịch sử điện ảnh của Thẩm Thúy Hằng trong phim Người đẹp Bình Dương năm 1957.

Diễn viên Thẩm Thúy Hằng
Diễn viên Thẩm Thúy Hằng

Cũng vào năm này, nữ nghệ sĩ Kiều Chinh lần đầu xuất hiện trong phim Hồi chuông Thiên Mụ của đạo diễn Lê Dân, hãng Tân Việt gây sôi nổi diễn đàn nghệ thuật và báo chí.

Diễn viên Kiều Chinh
Diễn viên Kiều Chinh

Sau đó là bộ phim đình đám Đôi mắt người xưa của hãng Liêm Phim, được thực hiện trong ba năm từ 1962 đến 1964. Đây cũng là phim đầu tiên Thanh Nga tham gia, tuy nhiên khán giả lại biết tới cô với Hai chuyến xe hoa được trình chiếu trước vào 1963.

Diễn viên Thanh Nga
Diễn viên Thanh Nga

Đất nước có nhiều sự thay đổi nhưng cho đến hiện tại sự đóng góp to lớn của một thế hệ vàng điện ảnh vẫn được khán giả ghi nhận. Họ là nghệ sĩ luôn diễn xuất hết mình dù là trên sân khấu hay trong phim ảnh. Nhan sắc và nét duyên dáng của các nữ minh tinh được xem là thế mạnh nhưng tài năng mới là yếu tố căn bản khiến tên tuổi họ được vinh danh cho dù người đẹp thời nào cũng có.

Thập niên 80, 90

Sau ngày thống nhất, làng phim Việt lại tiếp tục bước vào cuộc “truân chuyên” khó khăn mọi bề từ thiết bị đến kịch bản. Suốt hơn chục năm, khán giả chỉ được xem những bộ phim chiếu lại hoặc phim từ các nước khối xã hội chủ nghĩa. Cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990, điện ảnh Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, số lượng những bộ phim màn ảnh rộng được sản xuất rất ít và không hấp dẫn được khán giả.

Những giai nhân đình đám của màn ảnh Việt Thập niên 89, 90
Những giai nhân đình đám của màn ảnh Việt Thập niên 89, 90

“Cái khó ló cái khôn”, các nhà sản xuất nhận thấy thị trường phim video vẫn còn bỏ ngỏ khi số lượng máy video nhập vào Việt Nam tăng nhanh. Nhiều hãng phim nhánh chóng đáp ứng “cơn khát” điện ảnh của khán giả bằng những bộ phim video hay còn gọi là phim “mì ăn liền”. Đặc điểm của dòng phim này là được sản xuất trong một thời gian chóng vánh để thu hồi vốn. Dù không được đánh giá cao về mặt nghệ thuật song dòng phim mì ăn liền vẫn cho ra đời một thế hệ diễn viên được đông đảo khán giả biết đến.

Diễn viên Diễm Hương
Diễn viên Diễm Hương

Đầu tiên là cái tên Diễm Hương được coi là ngôi sao nữ sáng giá nhất trong thời kì điện ảnh những năm 90. Cô được coi là một trong những gương mặt đẹp hiếm thấy của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đó. Các vai diễn của cô không quá xuất sắc nhưng vẫn tạo được nét riêng qua những phim như Nước mắt học trò, Phạm Công – Cúc Hoa, Tấm Cám… Tuy nhiên, khi đang ở giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp, Diễm Hương vướng phải tai tiếng ồn ào nhất nhì làng giải trí Việt khiến cô lùi xa nghệ thuật cho đến nay.

Diễn viên Việt Trinh
Diễn viên Việt Trinh

Bên cạnh đó, Việt Trinh cũng là một ngôi sao trẻ mới nổi của điện ảnh “mì ăn liền” với các tựa phim Lệnh truy nã, Cô lái taxi, Sao em vội lấy chồng... Các đạo diễn và khán giả cả nước luôn chú ý Việt Trinh nhờ vào vẻ đẹp mộc mạc, đôi mắt to tròn và diễn xuất không gượng ép. Giờ đây, Việt Trinh vẫn tham gia các hoạt động nghệ thuật nhưng với vai trò đạo diễn nhiều hơn là diễn viên.

Diễn viên Y Phụng
Diễn viên Y Phụng

Lựa chọn cho mình một hình tượng gợi cảm, Y Phụng được xem là mỹ nhân sexy nhất showbiz Việt thập niên 90. Nữ diễn viên này chuyên trị các vai diễn đòi hỏi yếu tố hình thể dù đây là một trong những vấn đề vẫn còn khá nhạy cảm lúc đó. Y Phụng phát triển song song cả hai lĩnh vực ca nhạc và điện ảnh

Thành công đến nhanh và khi còn trẻ khiến các nữ ngôi sao dòng phim “mì ăn liền” gặp phải không ít khó khăn trong cuộc sống thực. Đến giữa thập niên 1990, do thị hiếu khán giả thay đổi, dòng phim này bắt đầu đi xuống. Hầu hết các nữ diễn viên ngôi sao giai đoạn này đều chia tay với nghệ thuật và lựa chọn một cuộc sống bình yên. 

Lan Anh (t/h)

Lộ diện dàn diễn viên chính thức phim 'Cậu Vàng', NSƯT Chiều Xuân vào vai bà Cả

Lộ diện dàn diễn viên chính thức phim "Cậu Vàng', NSƯT Chiều Xuân vào vai bà Cả

Sau quá trình casting gây ốn ào, nhà sản xuất phim 'Cậu Vàng' đã chính thức giới thiệu dàn diễn viên trong buổi họp báo tại Ninh Bình.