Nông nghiệp rất cần các đề tài thuộc khoa học quản lý, khoa học mang tính tổng hợp cao

Đảng cần tư duy thực tế hơn, giúp nông dân thoát khỏi cảnh thu nhập quá thấp lại luôn băn khoăn “nuôi con gì, trồng cây gì”?

Tại phần VI của văn kiện Đại hội Đảng khóa 13: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ”, đã nêu ra 4 loại hình khoa học cần chú trọng phát triển là: “khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị. Ưu tiên chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế văn hóa xã hội và phát triển con người Việt Nam”. Trong quá trình thực hiện các đề tài thuộc loại hình khoa học công nghệ nông nghiệp, chúng tôi thấy rất cần các đề tài thuộc Khoa học quản lý, là khoa học mang tính tổng hợp cao. Các kết quả nghiên cứu thuộc khoa học quản lý có thể đề ra kế hoạch phát triển phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của từng vùng cụ thể, trên cơ sở đó định hướng chính xác cho các mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm- Ủy viên Ban chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm- Ủy viên Ban chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

      Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với khoa học Nông nghiệp. Thực tế cho thấy: Nhiều năm qua, mỗi khi lãnh đạo cấp cao đi thăm một địa phương nào đó, người nông dân thường được hỏi: “trồng cây gì, nuôi con gì ?”, hoặc: “nuôi, trồng theo hướng nào ? (Viet GAP, Global GAP, Hữu cơ, Truy suất nguồn gốc, Chuỗi giá trị gì...). Các câu hỏi này đã đặt sai đối tượng, người nông dân phải là đối tượng được trả lời, không phải là đối tượng để hỏi. Ở nước ta, mỗi hộ nông dân, tuy rất nhỏ nhưng lại là một đơn vị kinh tế riêng biệt, đơn vị ấy có một “ông/bà chủ” với toàn quyền quyết định đường lối xây dựng và phát triển kinh tế cho mình. Đại đa số các “ông/bà chủ” này sản xuất theo kinh nghiệm của cha ông, hoặc theo cán bộ địa phương “bảo gì làm ấy” nên không thể trả lời đúng các câu hỏi nêu trên. Có một số rất ít hộ năng động, tự đi tìm thông tin (trên TV, báo chí hoặc các tin đồn chưa rõ đúng sai...) để chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Có một số mô hình chuyển đổi đúng nhưng rất ít, còn mô hình sai cũng không thiếu: đã có lúc các “ông/bà chủ” đua nhau xây bể nuôi ốc bươu vàng, bỏ lúa trồng hoa hồng; trồng cây Mắc ca “tỷ đô” rồi chặt bỏ; trồng giống lúa “Thiên đường” thuận tâm linh trời phật mà chẳng ai mua... Làm theo những thông tin vô căn cứ đã khiến nhiều người phải trả giá rất đắt.

      Nếu đặt các câu hỏi trên cho khoa học quản lý nghiên cứu rồi sử dụng kết quả nghiên cứu để làm ra các đáp án đúng thì nhà lãnh đạo xuống nông dân sẽ vừa hỏi, vừa thảo luận vừa trả lời các câu hỏi có cơ sở khoa học, từ đó sẽ khai mở các kế hoạch sản xuất mới vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đó, lại vừa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Khi đó, nhà lãnh đạo sẽ thực sự là người dẫn dắt các “ông/bà chủ” tiểu nông này đi theo đúng định hướng thị trường. Nhà nghiên cứu các đề tài thuộc khoa học quản lý gồm những người có kiến thức vững vàng, có tầm nhìn sâu rộng có khả năng tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ các lĩnh vực có liên quan để tìm ra các đáp án phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của nông nghiệp trong từng vùng nhất định. Các đề tài thuộc khoa học quản lý cũng cần nghiên cứu sâu về khí hậu, đất đai, khả năng cấp thoát nước, diễn biến thời tiết khí hậu trong năm, tập quán canh tác, khả năng thích ứng của các loại cây, con cho từng vùng nhất định và dự báo rủi ro. Đồng thời phải tập hợp đủ thông tin về nhu cầu thị trường, thị hiếu, gía cả (trong nước và thế giới) của từng loại sản phẩm mà các cây, con tạo ra ở từng thời kỳ. Khi có kết quả nghiên cứu đầy đủ, họ sẽ tổng hợp trong phạm vi toàn quốc để lựa chọn vùng phù hợp cho từng loại cây, con và lấy làm cơ sở để tạo ra đáp án chính xác trả lời cho nông dân ở từng vùng cần “trồng bao nhiêu cây gì, nuôi bao nhiêu con gì theo phương thức nào, bán ở đâu theo chuỗi liên kết nào để đạt hiệu quả cao”. Khoa học quản lý khi được đầu tư nghiên cứu đúng mức nhất định làm được các đáp án đúng không chỉ cho các vấn đề của Nông nghiệp mà còn có thể giải quyết các câu hỏi của nhiều ngành kinh tế quốc dân khác. Khoa học quản lý cần tổ chức thực hiện tại đơn vị quản lý khoa học công nghệ của từng ngành hoặc ngay tại Bộ KH&CN. Chúng ta đã từng nói nhiều về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nhưng chưa chú ý đúng mức đến thực hành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa người nông dân, một yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất nông nghiệp nên người nông dân vẫn dường như dẫm chân tại chỗ ở trình độ tiểu nông, sản xuất không theo định hướng thị trường, được mùa mất giá thường xuyên, bao nhiêu lần đã phải giải cứu nông sản. Nhà bác học A. Einstein cho rằng: “những câu hỏi cũ luôn cần có những câu trả lời mới”! Đảng cần tư duy thực tế hơn, giúp nông dân thoát khỏi cảnh thu nhập quá thấp lại luôn băn khoăn “nuôi con gì, trồng cây gì”?

Chúng ta đã từng nói nhiều về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nhưng chưa chú ý đúng mức đến thực hành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa người nông dân. Do đó, lực lượng sản xuất này vẫn dường như dẫm chân tại chỗ ở trình độ tiểu nông, sản xuất không theo định hướng thị trường, được mùa mất giá thường xuyên, bao nhiêu lần đã phải giải cứu nông sản. 
Chúng ta đã từng nói nhiều về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nhưng chưa chú ý đúng mức đến thực hành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa người nông dân. Do đó, lực lượng sản xuất này vẫn dường như dẫm chân tại chỗ ở trình độ tiểu nông, sản xuất không theo định hướng thị trường, được mùa mất giá thường xuyên, bao nhiêu lần đã phải giải cứu nông sản. 

         Về loại hình khoa học quản lý, thời gian qua, do chưa phân định rõ giữa loại hình khoa học công nghệ nông nghiệp và khoa học quản lý các đề tài dự án nông nghiệp nên khi đề xuất đề tài khoa học công nghệ thường chủ nhiệm đề tài phải lập dự toán kinh phí nghiên cứu tăng thêm do trong thực tế cơ cấu kinh phí sự nghiệp được cấp luôn có 2 phần: Một để nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới; phần kia để quản lý đề tài. Tuy nnhiên mục quản lý không được đề xuất trong mục tiêu và nội dung nghiên cứu nên sẽ không được báo cáo trong kết quả nghiên cứu. Thế nhưng khi làm chứng từ thanh toán, phần quản lý thật chỉ gồm việc thuyết minh, hội thảo, hội nghị, báo cáo, hội đồng đánh giá... chiếm xung quanh khoảng 5-7% lượng kinh phí nhưng thực tế chi có thể lên 30-40% hoặc hơn. Phần gia tăng này bắt buộc phải gộp vào các chứng từ thanh toán cho các sản phẩm nghiên cứu của đề tài. Việc này tất yếu dẫn đến chất lượng sản phẩm chính của đề tài bị giảm hoặc không có giá trị thực, làm cho kết quả nghiên cứu không thể ứng dụng được trong sản xuất và đời sống gây lãng phí ngân sách. Nếu Nhà nước dành một khoản kinh phí nhất định cấp cho các đề tài chuyên nghiên cứu về quản lý khoa học công nghệ thì chắc chắn sẽ có kết quả được ứng dụng để quản lý ngành đồng thời cũng giúp cho việc minh bạch hóa quản lý tài chính trong các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ.


    Văn kiện viết: “Phát triển một số ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, trực tiếp góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách, phù hợp với điều kiện, nguồn lực của đất nước...”

     Mỗi ngành kinh tế đều có những lĩnh vực “mũi nhọn” cần tập trung thúc đẩy phát triển mạnh để lôi kéo sự phát triển toàn ngành. Trong nông nghiệp, có những  cây trồng chủ lực, hàng năm cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội thì việc nghiên cứu qui hoạch vùng trồng rất cần ổn định, không thể để qui hoạch xâm lấn chồng chéo Công nghiệp lên Nông nghiệp. Ví dụ lúa là 1 cây trồng chủ lực, điều kiện cần để trồng lúa là phải có đất, có nước, có công cụ sản xuất, có nhân lực và có giống lúa. Đất và Nước là 2 yếu tố ổn định trên từng vùng, diện tích đất giành cho trồng lúa phải được san bằng, xây dựng bờ vùng, bờ thửa, kênh mương... Trước đây khi con Hợp tác xã nông nghiệp đã làm tốt việc này, nhưng gần đây tại nhiều địa phương qui hoạch công nghiệp chồng lên đất lúa chặn kênh mương không thể tưới tiêu tạo ra những thửa ruộng “kẹt” giữa các nhà máy, khu đô thị. Ai sẽ trả lời cho các “ông/bà chủ” của những thửa ruộng “kẹt” này câu hỏi “trồng cây gì, nuôi con gì ?”. Không ai cả, họ đành phải bỏ ruộng hoang đi làm thuê kiếm sống. Công cụ, nhân lục là 2 yếu tố luôn thay đổi tương hỗ nhau. Khi công cụ sản xuất thay đổi, cơ giới hóa tăng thì nhân lực sản xuất sẽ giảm. Giống là công cụ sản xuất đặc biệt và là yếu tố phải thay đổi thường xuyên theo nhu cầu thị trường. Cần phải đầu tư thỏa đáng cho chuyên ngành Chọn tạo giống lúa để có đủ giống mới đáp ứng nhu cầu thị trường từng giai đoạn. Các đề tài nghiên cứu phải có mục tiêu thể hiện được tầm nhìn xa dự đoán được xu thế dinh dưỡng, thị hiếu tiêu dùng trong tương lai để lập kế hoạch chọn tạo giống mới phù hợp. Các đề tài nghiên cứu giống cần phải đi theo 2 hướng: (1) Chuẩn bị các sản phẩm chiến lược lâu dài và (2) Đáp ứng đặt hàng trước mắt của Doanh nghiệp.

- Hướng thứ nhất: Chuẩn bị các sản phẩm chiến lược lâu dài: nghĩa là phải chọn tạo giống mới cho nhu cầu tương lai xa hơn thời điểm bắt đầu nghiên cứu 15-20 năm. Thời gian thực hành tạo giống (không biến đổi gen) mất ít nhất 15 năm thì giống mới có thể sẽ được sử dụng rộng. Ví dụ: Năm 2008, giống lúa TH3-3 bán được giá 10 tỷ VNĐ, thì ý tưởng tạo ra giống lúa lai này đã hình thành từ năm 1993. TH3-3 phát triển mạnh từ 2008-2018, đến nay diện tích đã giảm vì nhu cầu tiêu dùng của người dân khác nhiều rồi. Hiện nay người ta cần lúa thơm, cơm ngon hơn... Để có giống lúa thơm cơm ngon thì từ 15 năm trước đã phải tập hợp vật liệu, đánh giá, lai tạo, chọn thuần rồi lại lai thử, đánh giá, tuyển chọn... Vậy 10-15 năm tới nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng gạo là gì để tạo ra giống lúa mới đáp ứng ? Có lẽ đối với cây lúa trước tiên vẫn phải có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, chống chịu biến đổi khí hậu (úng, hạn, mặn, sâu bệnh...). Nhưng phải khác biệt về chất lượng thế nào để người tiêu dùng chấp nhận. Năm 2030 không chỉ cần gạo có hàm lượng protein cao, amylose thấp, nhiệt hóa hồ thấp, thể gel mềm, cơm thơm mà phải thêm tiêu chí đặc biệt nào đó. Nhà nghiên cứu phải đề xuất tiêu chí đặc biệt đó ngay từ hôm nay: ví dụ tạo giống lúa “Lúa chức năng”có thành phần tinh bột gạo cân đối để cho bữa cơm vừa giầu dinh dưỡng vừa ngon lại vừa có năng lượng thấp, giúp người tiêu dùng không phải ăn kiêng để tránh béo phì, tiểu đường, viêm đại tràng, ung thư ruột kết và các bệnh khác... Tinh bột gạo cân đối là vừa có tinh bột tiêu hoá và tinh bột kháng tiêu hóa. Tinh bột tiêu hóa cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào. Tinh bột kháng tiêu hóa cung cấp dinh dưỡng cho hệ lợi khuẩn đường ruột để chúng tạo ra các axít béo chuỗi ngắn (acetate, propionate, butyrate...) là những chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng, bệnh đái tháo đường, béo phì, tim mạch...Khi các axít béo chuỗi ngắn được hấp thu và chuyển hóa ở các tế bào biểu mô đường tiêu hóa và gan, sẽ làm giảm độ pH trong ruột kết, làm tăng tốc độ sản sinh tế bào tiểu nang, giảm chứng teo của biểu mô, giảm tế bào ung thư, cholesterol và mỡ máu (Haralampu, 2000). Vì không bị thủy phân thành glucose, nên tinh bột kháng tiêu hóa không làm tăng đường huyết và tăng độ nhạy insulin (Akerberg et al, 1998). Nếu năm 2030 muốn thương mại hóa loại “gạo chức năng” này thì tại sao hôm nay nhà quản lý KH không cấp tiền nghiên cứu?

      Thời gian qua, khoa học công nghệ thường bị đổ lỗi là chậm, không theo kịp nhu cầu thị trường, nhưng trong hoàn cảnh kinh tế của ta thì chưa có nhà khoa học nào đủ giầu để tự tổ chức triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm chiến lược lâu dài cho đất nước nếu không có sự tài trợ từ Nhà nước hoặc quốc tế.

       Trước mắt Nhà nước cần phải xây dựng được giải pháp đúng có thể giám sát việc phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ sao cho vừa đảm bảo tỷ lệ được Quốc hội thông qua là 2% GDP, vừa đảm bảo ngân sách thực sự đến đúng địa chỉ và đúng tên sản phẩm khoa học đã được phê duyệt của các đề tài khoa học.  

       Về cây trồng biến đổi gen

      Cây trồng biến đổi gene (GMO) dù cho các nhà khoa học, các công ty trên thế giới khuyến khích đầu tư phát triển GMO nhưng vẫn còn rất nhiều tranh luận về tác hại chưa ngã ngũ. Năm 2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là: giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Đây là 4 giống ngô biến đổi gene đầu tiên tại Việt Nam được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, đồng thời là giống cây trồng biến đổi gene đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ bắt đầu trồng cây biến đổi gene vào năm 2015 và ước tính năm 2020 sẽ có 30-50% diện tích đất trồng trọt sẽ trồng cây GMO. Tôi không rõ kế hoạch này đến nay có thay đổi không nhưng đây là nỗi lo làm « ô nhiễm » nguồn gen cây trồng của đất nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, người có nhiệm vụ đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp nước nhà phải chịu trách nhiệm về quyết định này.

       Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng công nghệ gene vốn đã không an toàn, dựa trên niềm tin rằng mỗi gene chỉ mang 1 tính trạng duy nhất, do vậy người ta cho rằng có thể truyền các tính trạng bằng cách truyền các gene đơn lẻ. Tuy nhiên, từ 2007 các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nhất trí rằng điều này hoàn toàn sai. Hiệu lực của mỗi gene được quyết định bởi sự tương tác với nhiều gene khác cũng như với môi trường sống. Công nghệ biến đổi gene thủ tiêu quá trình sinh sản tự nhiên, việc chọn tạo xuất hiện ở cấp độ tế bào đơn lẻ, cơ chế này có tính đột biến cao và thường xuyên vượt khỏi giới hạn gene, tuy nhiên, không dễ gì đánh giá rủi ro của thực phẩm biến đổi gene đối với sức khỏe con người vì khẩu phần ăn của người đa dạng và phức tạp. Rủi ro chỉ có thể nhận biết được trong dài hạn trong khi đó công nghệ mới chỉ được sử dụng gần đây. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố, dị ứng và chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản, và sức khỏe chuyển hóa, sinh lý và gene.

Công nghệ biến đổi gene thủ tiêu quá trình sinh sản tự nhiên, việc chọn tạo xuất hiện ở cấp độ tế bào đơn lẻ, cơ chế này có tính đột biến cao và thường xuyên vượt khỏi giới hạn gene, tuy nhiên, không dễ gì đánh giá rủi ro của thực phẩm biến đổi gene đối với sức khỏe con người vì khẩu phần ăn của người đa dạng và phức tạp.
Công nghệ biến đổi gene thủ tiêu quá trình sinh sản tự nhiên, việc chọn tạo xuất hiện ở cấp độ tế bào đơn lẻ, cơ chế này có tính đột biến cao và thường xuyên vượt khỏi giới hạn gene, tuy nhiên, không dễ gì đánh giá rủi ro của thực phẩm biến đổi gene đối với sức khỏe con người vì khẩu phần ăn của người đa dạng và phức tạp.

      Các bất ổn đáng kể về miễn dịch bao gồm bất ổn về sự phân bào liên quan đến bệnh hen, dị ứng và viêm nhiễm; sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng gan, bao gồm sự chuyển hóa lipit và cacbonhydrat cũng như thay đổi cấu trúc protein của tế bào có thể dẫn tới đẩy nhanh quá trình lão hóa và dẫn tới tích tụ những loài phản ứng lại với oxy (ROS). Nghiên cứu của Ermakova đã chỉ ra mối liên hệ giữa đậu tương biến đổi gen với khả năng vô sinh theo đó những con chuột ăn đậu tương biến đổi gen có số con và số lứa đẻ ít hơn hẳn. Con của những con chuột ăn đậu tương biến đổi gene có trọng lượng nhỏ hơn hẳn con của chuột không ăn. Trong vòng 3 tuần 55,6% số chuột ăn đậu tương biến đổi gene chết. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có hơn 400 gene biểu hiện khác trong chuột ăn ngô biến đổi gene là những gene kiểm soát việc tổng hợp và sửa đổi protein, phát tín hiệu cho tế bào, tổng hợp cholesterol và điều chỉnh insulin. Nghiên cứu chỉ ra sự tổn hại trong đường ruột của động vật ăn thực phẩm biến đổi gene, bao gồm tăng nhanh số lượng tế bào và phá vỡ hệ thống miễn dịch ruột. Sức khỏe của con non bị ảnh hưởng bởi độc tố, chất gây dị ứng, chất kháng dưỡng trong khẩu phần ăn của mẹ. Điều này có thể được tạo nên ở cây trồng biến đổi gene do sự biến đổi không lường trước được trong DNA của chúng. 

      Các nhà khoa học Đức tìm thấy những đoạn DNA của thực phẩm biến đổi gen cho chuột có chửa ăn trong não của con chúng. Các đoạn DNA biến đổi gen cũng được tìm thấy trong máu, lá lách, gan và thận của lợn con được nuôi bằng ngô biến đổi gen. Các nhà khoa học đại học Sherbrooke, Canada, đã phát hiện ra chất độc Cry1Ab ở 94% mẫu máu của các bà mẹ, 80% mẫu máu của các bào thai và ở 69% mẫu máu kiểm tra của những phụ nữ không mang thai. Những nghiên cứu trước đó cũng tìm thấy lượng nhỏ độc tố Cry1Ab trong dạ dày-ruột của động vật ăn ngô biến đổi gen. Điều này dấy lên quan ngại rằng độc tố có thể không được loại bỏ hoàn toàn ở người khi sử dụng thịt nhiễm độc tố có thể tiềm ẩn rủi ro cao. Hội NTT đã từng có những phản biện khoa học sâu sắc về vấn đề này trước công luận ngay từ khi Bộ Nông nghiệp và PTNT có chủ trương khảo nghiệm ngô biến đổi gen (năm 2010) để phát triển tại Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm

Nguồn cung giảm trong khi thị trường xuất khẩu rộng mở, giá lúa gạo đang tốt cho nông dân

Nguồn cung giảm trong khi thị trường xuất khẩu rộng mở, giá lúa gạo đang tốt cho nông dân

Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp chế biến tại ĐBSCL, hiện giá lúa trong vùng đang ở mức cao, tạo cơ hội tốt cho nông dân.