Nữ tiến sĩ Việt giành giải Quả Cầu Vàng khoa học 2022

Cô vinh dự được nhận giải thưởng thưởng dành cho nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu nổi bật của Hiệp hội Vật liệu Sinh học Hàn Quốc năm 2021.

TS. Lê Thị Phương (Nghiên cứu viên Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)  được vinh danh là một trong 10 nhà khoa học trẻ nhận giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng 2022. Cô sở hữu 2 bằng độc quyền sáng chế quốc tế, 3 bằng độc quyền sáng chế quốc gia lĩnh vực Công nghệ Vật liệu mới.

Cô được biết đến là nhà khoa học với hướng nghiên cứu hydrogel tiêm tại chỗ - một loại vật liệu tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng y sinh như chữa lành vết thương, tái tạo mô, giúp nâng cao sức khỏe của bệnh nhân ngay tại nhà.

TS. Lê Thị Phương
TS. Lê Thị Phương

Cô cải tiến thêm các thành phần, tính chất khác cho hydrogel như khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sự hình thành sẹo... hướng đến tạo ra sản phẩm thương mại có giá thành hợp lý để tiếp cận với mọi đối tượng bệnh nhân.

TS. Phương nghiên cứu về hydrogel tiêm tại chỗ sử dụng các loại cyclodextrin tạo cho gel có tính kết dính cao và các ứng dụng y sinh của hydroge. Cô phát triển phương pháp mới để biến tính bề mặt các thiết bị hỗ trợ bệnh tim mạch với heparin, xúc tác sản sinh nitric oxide trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ gây nghẽn tắc mạch máu.

Cô từng có thời gian làm việc tại Hàn Quốc. Nữ tiến sĩ cho biết thêm: "Trong giai đoạn gửi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ, công trình nghiên cứu của tôi không phải chỉnh sửa quá nhiều bởi đã nêu ra được tính mới mà trước giờ chưa có nghiên cứu nào công bố. Điều quan trọng hơn, công trình phải có ý nghĩa thực tiễn cao, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt khi so sánh với các phương pháp trước đó. Hơn nữa, bất kỳ bằng sáng chế nào cũng phải thông qua sự xem xét kỹ lưỡng của đội ngũ luật sư có kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn trước khi được chấp nhận đăng ký sở hữu trí tuệ".

TS Phương đang ở trong giai đoạn đăng ký sở hữu trí tuệ; riêng một số sản phẩm đang được xúc tiến thử nghiệm trên nhiều mô hình động vật khác nhau để tiến tới thử nghiệm lâm sàng trên người.

Ngoài ra, cô có 3 bằng độc quyền sáng chế quốc gia đã đăng ký tại Hàn Quốc, tập trung nghiên cứu vào các loại hydrogel với các đặc tính mới ứng dụng cho nhiều loại bệnh lý khác nhau. 

Cô vinh dự được nhận giải thưởng thưởng dành cho nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu nổi bật của Hiệp hội Vật liệu Sinh học Hàn Quốc năm 2021.

Nữ tiến sĩ Việt giành giải Quả Cầu Vàng khoa học 2022

TS. Lê Thị Phương sinh năm 1988, cô từng học ngành Kỹ thuật Hóa học của Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô lựa chọn làm việc ở Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Sau 2 năm làm việc tại Viện, cô có cơ hội đến Hàn Quốc để làm nghiên cứu sinh ở ĐH Ajou.

Trong thời gian làm việc tại đây cô đảm nhận vai trò của một Post-doctor. Khi đã có được nhiều thành tựu, bài báo khoa học, công trình nghiên cứu được đăng ký bằng sáng chế, sở hữu quốc gia/quốc tế, TS. Phương quyết định về Việt Nam.

Trên giảng đường Đại học, TS. Phương luôn dành một khoảng thời gian để định hướng cho các bạn sinh viên khi xác định dấn thân vào khoa học. Cô cho rằng, trong thời kì thế giới phẳng như ngày nay, kiến thức chuyên môn và tài liệu đã dễ dàng tiếp cận từ mọi nơi và cần có sự cống hiến hết mình.

Thanh Mai

Thể chế kinh tế là gì? Những điều cần biết về thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế là gì? Những điều cần biết về thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế là gì? Đặc điểm và nội dung của thể chế kinh tế.