Phụ huynh lo ngại việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, Bộ Y Tế nói gì?

Một số phụ huynh vẫn ngần ngại việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết đối với việc sử dụng vắc xin, đặc biệt là vắc xin được cung ứng, cấp phép trong tình huống khẩn cấp chúng ta đặt ra 3 vấn đề.

Thứ nhất là việc cần thiết phải tiêm. Trẻ lứa tuổi 5-11 tuổi nếu tiêm vắc xin thì khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Khi mắc Covid-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng, năng nhập viện. Với trẻ em qua theo dõi thì thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu Covid-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của Covid-19).

Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới.

Phụ huynh lo ngại việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, Bộ Y Tế nói gì?

“Ngoài ra, việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm. Hiện nay qua theo dõi với biến thể Omicron, việc lây nhiễm nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng này có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Và khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác”, PGS. TS Phan Trọng Lân bày tỏ.

Thứ hai - về vắc xin. Loại vắc xin được lựa chọn là Pfizer đã được WHO, FDA Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu phê duyệt. Số nước sử dụng tăng lên hằng ngày và đến nay là 44 nước và 3/4 số nước đó đã sử dụng vắc xin. Vấn đề thử nghiệm lâm sàng là vấn đề hết sức thận trọng, đầy đủ. Với vắc xin này, các lứa tuổi lớn từ 18 tuổi trở lên thử nghiệm trước, sau đấy là lứa tuổi 12-17, và sau đấy là 5-11. Quá trình này được làm một cách hết sức thận trọng, bài bản qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Thứ ba là việc triển khai, tổ chức của Việt Nam, chúng ta đã có kinh nghiệm từ việc cung ứng đến việc tiêm chủng. Với chương trình tiêm chủng mở rộng, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm tiêm cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết Bộ Y tế sẽ tiếp tục ban hành các hướng dẫn để tổ chức triển khai tiêm một cách chi tiết, đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn tiêm chủng. Trẻ sẽ được tiêm tại các điểm tiêm chủng tương tự như chiến dịch tiêm cho các trẻ em vừa qua. Bộ sẽ tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến rất chi tiết, cụ thể về các phản ứng sau tiêm, cũng như theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm.

Đến nay đã có 44 quốc gia tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi, trong đó có đến 75% dùng vắc xin Pfizer.

Theo TS Phạm Quang Thái – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc tiêm vắc xin cũng là giải pháp để trẻ có thể đến trường an toàn, giảm nguy cơ lây nhiễm cũng như triệu chứng khi mắc bệnh. TS Thái cũng cho rằng, việc tiêm vắc xin luôn đặt trên lợi ích giữa tiêm và không tiêm. Nếu tiêm vắc xin lợi ích cao hơn rủi ro rất nhiều thì chúng ta nên lựa chọn tiêm vắc xin cho trẻ. 

Dù tỷ lệ trẻ mắc Covid-19 hiện nay không cao và tỷ lệ trẻ mắc bệnh có nguy cơ dẫn tới tử vong rất thấp nhưng trẻ vẫn có thể gặp di chứng khi mắc Covid-19. Đến nay, các thử nghiệm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5 đến 11 tuổi rất an toàn với liều thấp hơn nhiều so với trẻ từ 12 đến 17 tuổi và người lớn, chỉ bằng 1/3. Sau tiêm vắc xin Covid-19 cho nhóm tuổi này cũng chưa ghi nhận các phản ứng bất thường.

Các phản ứng thông thường như sốt, đau tại chỗ tiêm, mỏi người… có xuất hiện sau tiêm nhưng tỷ lệ cũng thấp và thường nhẹ hơn trẻ 12 tuổi trở lên và người lớn sau tiêm rất nhiều.

Bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh (nguyên Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho rằng, so với tiêm vắc xin cho trẻ 12 đến 17 tuổi thì tiêm cho trẻ 5 đến 11 tuổi lại an toàn hơn rất nhiều vì trẻ ở tuổi này chưa dậy thì, ít có nguy cơ xảy ra phản ứng phụ sau tiêm.

"Vắc xin Covid-19 Pfizer đóng liều 30 microgram cho người lớn và trẻ từ 12-17 tuổi. Khi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, liều thuốc còn 10 microgram. Tỉ lệ trẻ 5-11 tuổi sau tiêm gặp phản ứng phụ viêm cơ tim càng thấp hơn. Khi tiêm vắc xin cho trẻ ở độ tuổi này, trên tinh thần tự nguyện, nếu gia đình nào còn băn khoăn lo lắng thì có thể theo dõi thêm. Còn với  trẻ nguy cơ cao như béo phì, có bệnh lý nền, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, có thể cho trẻ tiêm sớm để trẻ được bảo vệ khỏi Covid-19", BS Khanh nói.

Theo GS  Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, để chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, Bộ Y tế đã giao Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố từ ngày 18/1 đến 16/2. Trong số 415.000 phụ huynh tham gia khảo sát, có 60% người dân đồng ý tiêm ngay, 29% cân nhắc tiêm và có gần 2% không đồng ý tiêm. 

Thanh Mai

Giá hàng hóa toàn cầu tăng 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 30 năm

Giá hàng hóa toàn cầu tăng 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 30 năm

Giá dầu thô, kim loại ngũ cốc và các loại hàng hóa trao đổi quốc tế khác đang có mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1995, gây ra lo ngại bất ổn chính trị ở một số nước lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu bên ngoài.