Phương pháp bảo vệ hô hấp cho trẻ khi chuyển mùa

Giai đoạn chuyển mùa là thời điểm trẻ em rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Cha mẹ và những người trực tiếp chăm sóc trẻ cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng, trang phục, chế độ sinh hoạt… để giúp cho trẻ sức khỏe vượt qua giai đoạn này.

Những biến động của thời tiết khi chuyển mùa lúc nóng, lúc lạnh khiến tỉ lệ những người các bệnh do vi khuẩn virus tấn công tăng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu có sức đề kháng tốt thì sẽ dễ dàng chống lại với bệnh.

Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch

Chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm đa dạng là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch. 

Mẹ nên bổ sung nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền,… Các loại rau củ này cũng nên được kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu… cũng rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ khi mùa đông tới.

Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm bữa phụ nhỏ với các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam… có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước cho trẻ uống.

Giữ vệ sinh, giữ ấm đường hô hấp

Đường hô hấp trên, đặc biệt là khu vực mũi họng là nơi tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân trong không khí như vi khuẩn, virus, bụi, khói… nên cũng là nơi dễ bị kích ứng, viêm nhiễm.

Để bảo vệ đường thở, cơ thể có những cơ chế tự nhiên như sinh lớp chất nhày trên niêm mạc chứa yếu tố miễn dịch tại chỗ đặc biệt là IgA, tăng sinh miễn dịch toàn thân có thể huy động đến để bảo vệ vùng mũi họng bất kỳ lúc nào.

Tuy nhiên, không khí lạnh và khô, đồ ăn uống lạnh khi … đi vào đường hô hấp sẽ làm giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc, giảm khả năng phòng bệnh của cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, điều này càng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…

Phương pháp bảo vệ hô hấp cho trẻ khi chuyển mùa

Do vậy, cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé bằng các biện pháp như: mặc đủ ấm, đeo khẩu trang khi ra đường, ăn uống thức ăn, đồ uống ấm.

Vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, tăng khả năng phòng vệ tự nhiên cho bé

Vi khuẩn, virus tồn tại ở khắp mọi nơi. Chún sinh sản nhanh chóng khi thời tiết nóng ẩm thất thường và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh về hô hấp.

Phương pháp bảo vệ hô hấp cho trẻ khi chuyển mùa

Cách duy nhất là phòng bệnh từng ngày bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho bé như: rửa tay cho con, sử dụng khẩu trang, vệ sinh răng miệng hàng ngày, vệ sinh chăn màn, vật dụng… Cách ly nguồn bệnh khi xung quanh có nguồn lây (người bị bệnh), khói bụi chất độc; tiêm vaccine đúng lịch để tạo miễn dịch chủ động cho bé.

Trang phục phù hợp với sự thay đổi của thời tiết, phòng nhiễm lạnh cho bé

Nhiều bậc cha mẹ thường ít chú ý tới trang phục của trẻ khi giao mùa. Tuy nhiên, thời tiết khi nóng khi lạnh, lại mặc trang phục quá ấm hoặc không đủ ấm cũng khiến trẻ rất dễ nhiễm lạnh. Trang phục quá nóng làm trẻ ra nhiều mồ hôi, khi có gió lùa lại khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Do vậy, cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ cần chú ý quan sát trẻ, thay đổi trang phục của trẻ cho phù hợp với thời tiết để đảm bảo trẻ luôn mạnh khỏe.

Sử dụng thuốc hợp lý để giữ gìn cơ chế phòng bệnh tự nhiên của trẻ.

Chỉ sử dụng thuốc cho con khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự sử dụng kháng sinh, hạn chế corticoides. Kháng sinh bị lạm dụng cũng là “con dao 2 lưỡi” tiêu diệt các vi khuẩn có lợi có sẵn trong đường tiêu hóa, đường hô hấp đang đóng vai trò người bảo vệ cho trẻ.

Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh
Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh

Minh Khang

Chỉ bằng cách nhìn vào đôi môi, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe

Chỉ bằng cách nhìn vào đôi môi, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe

Đôi môi là nơi chứa hơn 1 triệu đầu dây thần kinh, nhạy cảm hơn nhiều so với đầu ngón tay và cần được chăm sóc đặc biệt.