Trường Đại học Kinh tế cao cấp Matxcova (HSE) là một trường đại học nghiên cứu Quốc gia ở Liên bang Nga. Ở đây có Khoa Tiếng Việt chuyên dạy tiếng Việt và các tri thức liên ngành cho người Nga và người nước ngoài theo học. Trường và Khoa có một đội ngũ giáo viên có học hàm, học vị, giỏi tiếng Việt.
Chương trình giảng dạy mới của HSE thật sự độc nhất, bởi nó được tạo nên là để cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về Việt Nam và vùng Đông Á và Đông Nam Á. Tiếng Việt, văn học, lịch sử Việt Nam không được học riêng rẽ mà được nghiên cứu trong bối cảnh toàn khu vực. Đó là lí do vì sao sinh viên của chúng tôi đã được theo học những giáo trình sau: "Tiếng Việt", "Lịch sử hệ chữ viết Việt Nam", "Văn học Việt Nam" cùng với "Tiếng Thái Lan và Lào", "Văn ngôn", "Lịch sử Đông Nam Á", "Triết học Trung Hoa", v.v.
Trường Đại học Kinh tế cao cấp Matxcova, Liên bang Nga |
Trong năm 2019 Viện Đông phương học cổ điển và Văn minh cổ đại (IOCS) thuộc HSE đã mở một chương trình đào tạo mang tên "Các ngôn ngữ và văn học Đông Dương và Đông Nam Á". Đây là một bước ngoặt lớn trong ngành nghiên cứu tiếng Việt tại Nga, bởi vì HSE là một trong những trường đại học hiện đại, nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất không chỉ ở Matxcova nói riêng, mà trong toàn nước Nga nói chung.
Phần quan trọng nhất của chương trình đó là tập trung nghiên cứu tiếng Việt. Chúng tôi mong muốn rằng những sinh viên này sẽ học và yêu Việt Nam, yêu nền văn hoá và sẽ trở thành những nhà khoa học, nhà hoạt động văn hóa, kinh tế, ngoại giao giỏi trong tương lai. Đó là lí do vì sao chúng tôi mở những lóp học nâng cao và những buổi hướng dẫn về âm nhạc, thơ ca, về nền kinh tế và chính trị Việt Nam. Chúng tôi cũng mong rằng sau 3-4 năm học tập tại Matxcova, sinh viên của chúng tôi sẽ được đến Việt Nam để thực tập.
Một buổi học tiếng Việt tại Khoa Tiếng Việt |
Quá trình học tập tiếng Việt mới chính là sự quan tâm chính của chúng tôi tại Trường. Ở đây không chỉ có giảng viên người Nga, mà có cả giảng viên người việt, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Châu. Giảng viên Svetlana Glazunova và Yulia Minina sẽ tập trung giảng dạy vào phần ngữ pháp, lí thuyết, luyện tập phiên dịch. Sinh viên sẽ đọc những bộ sách cổ điển như "Kiều" của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, văn xuôi của Nam Cao, Tô Hoài...
Năm 2019 chúng tôi đã tiếp nhận 25 sinh viên Khoa tiếng Việt (trong sự so sánh với Khoa tiếng Nhật có 14 sinh viên). Đây là lần đầu ở Nga chứng kiến có nhiều sinh viên muốn học tiếng Việt đến như vậy và chúng tôi vô cùng hạnh phúc về điều đó. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ rằng giờ đây mọi người ở Nga có một sự hiếu kì và thích thú rất lớn về đất nước Việt Nam - một đất nước đã có những mối quan hệ hết sức gần gũi với nước Nga trong một thời gian dài, do điều kiện lịch sử, kinh tế mà quan hệ đó trong thời gian qua có phần không còn được như trước nhưng nay lại đang có điều kiện để hồi sinh trở lại ở một tầm thức mới.
Cô giáo Yulia Minina trong bộ áo dài Việt Nam cùng các học sinh của mình. |
Sinh viên Khoa chúng tôi tràn đầy năng lượng và ý tưởng. Chúng tôi quan sát và thấy rằng những người trẻ tuổi muốn học và khám phá mọi thứ về Việt Nam, họ muốn công việc sau này của mình sẽ liên quan đến Việt Nam và chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng để giúp đỡ sinh viên trong ngành tìm được vị trí của mình trong khoa học, giảng dạy, kinh doanh hay trong những lĩnh vực khác. Chúng tôi rất mong được phát triển mối quan hệ với những trường đại học, học viện tại Việt Nam và có thể trao đổi sinh viên trong thời gian gần.
Natalia Vodianova: từ "Lọ lem nước Nga" đến con dâu nhà Louis Vuitton
Siêu mẫu Natalia Vodianova được ví là nàng Lọ Lem trong truyện cổ tích được nhiều người ngưỡng mộ.