Theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới 2019 của Liên Hợp Quốc (UN), dân số thế giới hiện là khoảng 7,7 tỷ người và được dự báo sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào năm 2050. Nguồn tài nguyên trên bờ vực cạn kiệt. Hàng loạt ngành công nghiệp, lĩnh vực bị nêu tên vì gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Thời trang, ngành công nghiệp có tốc độ phát triển “chóng mặt”, cũng không thoát khỏi việc bị lên án này.
Những con số biết nói
Phải mất khoảng 2.700 lít nước để làm một chiếc áo phông cotton.
17-20% ô nhiễm nước công nghiệp xuất phát từ việc nhuộm và xử lý dệt may.
Phải mất gần 151 gram phân bón tổng hợp để trồng 453 grambông thô, và nó chỉ mất dưới số lượng bông thô này để làm một chiếc áo phông.
Tác động của ngành công nghiệp thời trang tới môi trường (Nguồn Texttile Today) |
Trong quá trình sản xuất áo quẩn, nhiều nguyên vật liệu nguy hiểm được sử dụng: kim loại nặng, chất chống cháy, amoniac, phthalates và formaldehyde… Những hóa chất độc hại này xâm nhập vào các loại vải chúng ta sử dụng mỗi ngày, không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà còn đe dọa sự tổn tại của con người.
Năm 2016, 1/4 lượng quần áo ở Anh được chuyển đến những hố rác thay vì đem đi tái chế.
Thị trường Bắc Mỹ thải ra khoảng 9,5 triệu tấn rác thải quần áo có thể tái chế hoặc tái sử dụng mỗi năm (Ảnh minh họa). |
Những con số biết nói trên khiến các nhà thiết kế, và nhiều người trong ngành công nghiệp thời trang trăn trở: làm sao để tạo ra những bộ cánh thật đẹp mà vẫn góp phần giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường?
Và “xu hướng thời trang bền vững” ra đời, mở ra hướng đi mới cho ngành thời trang tương lai, biến nó thành một ngành công nghiệp xanh và
thân thiện hơn.
Thời trang bền vững (sustainable fashion) là gì?
Nếu chỉ hiểu một cách rất đơn giản, thời trang bền vững là thời trang sử dụng các chất liệu an toàn và thân thiện với môi trường làm nguyên liệu sản xuất, thiết kế trang phục, thì chưa đủ.
“Thời trang có thể là một “chiến binh toàn cầu” trong việc bảo vệ hành tinh”, Pharrell Williams nói với National Geographic. (Ảnh: thefashionfolks) |
Rộng hơn, thời trang bền vững chính là một chuỗi các lựa chọn và hành động, bắt đầu từ khâu chọn vật liệu, phương pháp thiết kế, tái sử dụng các vật liệu cho đến việc chúng ta mua sắm có chọn lọc, sử dụng, bảo quản và xử lý ra sao.
Jean Paul Gaultier là nhà mốt thường xuyên tái thiết kế những thiết kế cũ của chính mình (Nguồn: Elle.vn) |
Jean Paul Gaultier là nhà mốt thường xuyên tái thiết kế những thiết kế cũ của chính mình (Nguồn: Elle.vn) |
“Đó là vấn đề về trách nhiệm và đạo đức, xoay quanh việc chúng ta nhìn nhận về bản chất của thời trang, cách thiết kế và đưa chúng ra thị trường”, nhà thiết kế ngươi Anh Christopher Raeburn nhận định.
Thời trang bền vững không phải là xu hướng
“Phải hiểu rằng bền vững không phải là xu hướng”, Orsola De Castro – Đồng sáng lập của Fashion Revolution.
Ảnh: Fashion Revolution |
Theo Orsola, chúng ta xem “thời trang bền vững” như một xu hướng là vì chúng ta chỉ nhận thấy nó như một tình trạng nhất thời. “Chúng ta cần làm thời trang một cách thông minh hơn. Đây là vấn đè về sự sống còn và tồn tại của loài người”.
Một sản phẩm từ sưu tầm và sử dụng vải cũ trong BST Haute Couture Nhà mốt “ZERO WASTE” Ronald Van Der Kemp |
Chúng ta dễ dàng mua những thứ mình thích nhưng có lẽ sẽ không dùng mà chỉ nhét đầy, ních chật các hộc, các tủ chứa đồ. Đó là một trong những hành vi lãng phí tài nguyên, lãng phí tiền bạc của chính bản thân bạn. Do đó, mọi người cần thay đổi trong chính suy nghĩ và cách tiêu dùng của mình, chứ không phải chỉ là phản ứng nhất thời theo một lời kêu gọi nào đấy.
Một thiết kế của Orsola với chất liệu từ những mẩu vải thừa. Ảnh: Inhabitat |
Orsola cho rằng thời trang là ngành hầu như ảnh hưởng và có liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác từ nông nghiệp đến công nghiệp và cả truyền thông. Vải được tạo ra từ sợi, được trồng trên trái đất. Trái đất đã bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc trừ sâu và làm biến đổi gen thực phẩm của con người để sản xuất nhanh và hiệu quả hơn. Những loại thuốc này sau đó thải vào các hồ, sông và được hấp thụ vào đất. Nguồn nước từ sông, hồ được chúng ta, động vật hoang dã và thực vật tiêu thụ. Cuối cùng, con người sẽ ăn và uống các sản phẩm đã bị ô nhiễm.
Ảnh: Fashionbeans |
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, còn có trách nhiệm của chính phủ và các nhãn hàng tiên phong trong vấn đề về thời trang bền vững. Và chúng ta có thể thấy những bước đi đầu tiên đến từ chính phủ các nước. Chính phủ Anh đã tiến hành cuộc điều tra về ảnh hưởng của ngành công nghiệp thời trang. Pháp ban hành bộ luật nghiêm cấm các nhãn hàng đốt hàng tồn kho, thay vào đó là tặng lại cho bên thứ ba. ta cần tìm ra cách thật sự hiệu quả, chủ động thay đổi theo hướng đó và duy trì nó suốt phần còn lại của cuộc đời.
“Kéo dài vòng đời quần áo của bạn”, Lulu O’Connor – Người sáng lập Clothes Doctor
Chúng ta ai cũng từng ngạc nhiên vì sự quá tải của tủ quần áo của mình. Và có lẽ, có nhiều hơn một món đồ bị lãng quên từ lâu vẫn nằm ở đó. Nếu thấy chán kiểu quần áo đó, hãy thử làm mới chúng. Youtube và mạng xã hội luôn sẵn sàng cung cấp hàng ý tưởng “chế biến” đồ thành những kiểu dáng mới lạ. Tại sao không thử biến đổi một chút thay vì vứt bộ quần áo đó đi?
Nếu bạn biết cách tận dụng, thì một chiếc jacket bạc màu cùng cái túi vải hoa hòe, cũng có thể cho ra một sản phẩm cá tính như thế này. (Ảnh: apairandasparediy) |
“Trong thời kì mà sự ô nhiễm và thừa thãi từ ngành thời trang đang trở thành vấn đề đáng ngại như ngày nay, thì việc bảo quản tủ quần áo của mình trở nên hết sức cần thiết, và việc tái sử dựng nó ít nhất một hay năm nữa là một thay đổi nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể thử làm” - Lulu O’Connor.
Ấn tượng với Show thời trang của Yves Saint Laurent tại chân tháp Eiffel
Paris Fashion Week là một trong những tuần lễ thời trang được mong chờ nhất năm, sự kiện hội tụ đông đủ những ngôi sao đình đám trên thế giới.