Thuốc Remdesivir có tác dụng điều trị COVID-19 ra sao?

Kết quả nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng những bệnh nhân sử dụng Remdesivir có thời gian phục hồi nhanh hơn, thời gian trung bình để phục hồi là 11 ngày.

Ngày 1-5-2020, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng thuốc Remdisivir trong điều trị những trường hợp mắc COVID-19 (ca xác định hoặc nghi ngờ) ở người lớn và cả trẻ em, thuốc chỉ được sử dụng trong điều trị nội trú.

Các nhà khoa học cho biết Remdesivir là thuốc kháng virus phổ rộng, sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch, thời gian sử dụng thuốc cho một đợt điều trị là 10 ngày. Tổng cộng có 68 địa điểm tham gia vào nghiên cứu, trong đó ở Mỹ 47 điểm và 21 điểm tại các quốc gia ở châu Âu và châu Á.

Thuốc Remdesivir có tác dụng điều trị COVID-19 ra sao?

Kết quả nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng những bệnh nhân sử dụng Remdesivir có thời gian phục hồi nhanh hơn 31% so với những người dùng giả dược (p <0,001) (giả dược là vật chất hay phương pháp trị liệu được thiết kế để không có hiệu quả điều trị).

Thời gian trung bình để phục hồi là 11 ngày đối với bệnh nhân được điều trị bằng Remdesivir so với 15 ngày đối với những người dùng giả dược.

Tỉ lệ tử vong là 8,0% đối với nhóm nhận Remdesivir so với 11,6% đối với nhóm giả dược (p= 0,059). 

Trao đổiv vớiTuổi Trẻ Online ngày 6-8, TS Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy) - cho biết tất cả các nghiên cứu đều cho thấy thuốc Remdesivir (nguồn gốc từ Mỹ) có tác dụng kháng virus nhưng mức độ tương đối hạn chế, người bệnh mắc COVID-19 phải được sử dụng từ rất sớm, ở giai đoạn đầu khi mới phát triệu chứng (7 ngày đầu).

Đối với các ca nặng, các bác sĩ có thể sử dụng phối hợp để làm giảm tải lượng virus xuống, kéo giảm thời gian điều trị nhưng hoàn toàn không làm thay đổi kết cục sau cùng của quá trình điều trị (tức tỉ lệ tử vong).

"Do đó thuốc này chỉ là một trong các vũ khí, không phải là cứu cánh lớn trong việc kéo giảm tỉ lệ bệnh nhân tử vong" - bác sĩ Hùng nói.

Theo bác sĩ Hùng, loại thuốc này dễ sử dụng, không quá nhiều vấn đề về chống chỉ định. Ở Việt Nam trước đây loại thuốc này có được sử dụng trên một số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng ở giai đoạn muộn nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Thanh Mai