Tiết kiệm tới đâu cũng cần vứt 5 thứ này khi đã cũ, đừng đánh đổi sức khỏe, tính mạng

Đôi khi, sự tiết kiệm sai lầm có thể khiến chúng ta phải trả giá đắt bằng sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình.

Chúng ta đều biết rằng tiết kiệm là đức tính tốt, tuy nhiên sự tiết kiệm cũng phải đúng lúc, đúng chỗ. Dù nghèo hay giàu, sang hay hèn, có 5 thứ chúng ta không nên quá tiết kiệm. Tốt nhất hãy vứt bỏ khi chúng đã cũ kẻo đến khi bệnh tật ùn ùn kéo tới mới hối hận thì đã không còn kịp nữa:

1. Mỹ phẩm để quá lâu 

Trên thực tế, mỹ phẩm đều có hạn sử dụng, đặc biệt là thời hạn có thể dùng được sau khi mở nắp. Tuy nhiên, rất nhiều người ít quan tâm tới điều này, hoặc chỉ quan tâm tới hạn sử dụng khi sản phẩm còn chưa được mở nắp, còn mở ra rồi thì cứ dùng tới khi nào hết thì thôi. 

  Nhiều người có thói quen ít quan tâm đến hạn dùng hoặc vì tiết kiệm mà dùng mỹ phẩm đã hết hạn (Ảnh minh họa)

Nhiều người có thói quen ít quan tâm đến hạn dùng hoặc vì tiết kiệm mà dùng mỹ phẩm đã hết hạn (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, rất nhiều sản phẩm như son môi hay kem dưỡng, phấn mắt… thường chỉ có hạn sử dụng 6 tháng tới 12 sau khi bạn đã mở nắp. Cũng chẳng ít người tham rẻ rồi mua các hũ lớn, đến khi phát hiện chúng quá hạn sử dụng vẫn tiếp tục dùng vì muốn tiết kiệm. 

Khi mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da hết hạn sử dụng, các chất hóa học trong đó có thể biến đổi và sinh ra các chất có hại, gây kích ứng cho da hoặc thậm chí tổn thương nghiêm trọng hơn. Chúng cũng dễ sản sinh nấm mốc và gây ra các mối nguy hại khác cho sức khỏe của bạn. Vì vậy khi mua hãy lưu ý đọc kỹ các thông số, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng trong quá trình sử dụng và vứt bỏ theo đúng hạn dùng được nhà sản xuất khuyến cáo. 

2. Hộp nhựa quá cũ

Theo thời gian, hộp nhựa có thể giải phóng các hóa chất độc hại, chẳng hạn như bisphenol A (BPA), có thể ngấm vào thực phẩm và đồ uống đựng trong đó. Việc tiêu thụ lâu dài các hóa chất này có thể có tác động tiêu cực đến cơ thể con người. Nhất là các loại hộp nhựa xuất xứ trôi nổi, chất lượng kém. 

Chưa kể, hộp nhựa dù tốt cũng không nên dùng quá nhiều năm, nhất là nếu bạn thường xuyên đựng thức ăn nóng hay sử dụng trong lò vi sóng, hấp nhiệt.. Ngoài sản sinh chất độc ngấm vào món ăn, bản thân chúng cũng sẽ bị cong vênh, hư hại. Từ đó dẫn tới chức năng bảo quản thực phẩm không tốt như trước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 

Chưa kể, hộp nhựa dùng quá lâu có thẻ bị ố vàng, bám màu sắc từ đồ ăn, dầu mỡ, nấm mốc không thể rửa sạch hoàn toàn, thậm chí khó nhìn bằng mắt thường. Tốt nhất là nên thay hộp nhựa thường xuyên, ngay khi chúng có các dấu hiệu bất thường so với lúc mới mua, có mùi lạ hoặc sau tối đa 1 - 2 năm sử dụng dù chưa hư hại. 

3. Gối sau thời gian dài sử dụng 

Sự thoải mái của gối sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cả sức khỏe của chúng ta. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn giặt gối thường xuyên có nghĩa là chúng sẽ có thể sử dụng được mãi mãi.

Đầu tiên, những chiếc gối dùng quá nhiều năm sẽ có tình trạng biến đổi về màu sắc, hình dạng. Điều này dẫn tới giấc ngủ, xương khớp, tư thế nằm, hô hấp, làn da của người sử dụng đều bị ảnh hưởng. 

Thứ hai, gối cũng là vật dụng dễ chứa rất nhiều vi khuẩn do mồ hôi, da chết, tóc và bụi bẩn hàng ngày. Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng, vỏ gối và ga giường không giặt sau 1 tuần: có thể sản sinh ra 3 triệu vi khuẩn, tức là gấp 17.000 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Con số này có thể lên tới 10 triệu nếu bạn không giặt sau 4 tuần. Chưa kể, dù bạn chăm giặt giũ cỡ nào cũng không thể đảm bảo phần ruột cao su hay bông bên trong được làm sạch đủ sau khoảng thời gian dài. 

  Chất lượng của gối không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn quyết định nhiều vấn đề sức khỏe khác (Ảnh minh họa)

Chất lượng của gối không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn quyết định nhiều vấn đề sức khỏe khác (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia về sức khỏe và giấc ngủ, các loại gối bằng chất liệu khác nhau có thời gian thay thế khác nhau. Nếu chiếc gối của bạn được nhồi bông nhân tạo, bạn nên thay nó 6 tháng một lần. Với loại gối làm bằng chất liệu memory foam hoặc bất kỳ loại gối nào hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, bạn nên thay sau khoảng 18 - 36 tháng. Gối cao su có tuổi thọ sử dụng cao, khoảng 3 đến 4 năm. Gối bằng sợi polyester có tuổi thọ ngắn, và chúng sẽ cần được thay thế sau nửa năm. Tốt nhất nên thay gối bằng cotton và lụa sau từ 1 đến 3 năm sử dụng. Còn vỏ gối nên được thay mới 6 - 12 tháng và giặt ít nhất 2 - 3 ngày 1 lần. 

3. Khăn tắm và đồ lót 

Tiết kiệm khăn tắm và đồ lót là kiểu tiết kiệm đánh đổi sức khỏe vô cùng khủng khiếp. Khăn thường có hạn dùng từ 2 - 6 tháng, do đó bạn nên tránh sử dụng quá thời hạn vì lúc này chất lượng của khăn không còn tốt nữa, có thể nảy sinh thêm nhiều vi khuẩn gây hại cho da. Không chỉ vậy, sau 2 - 3 ngày sử dụng thì cũng nên giặt khăn tắm 1 lần để bảo đảm vệ sinh cho cơ thể. 

Tương tự, đồ lót tiếp xúc với ngực và vùng kín hàng ngày nên hay mang nhiều loại vi khuẩn. Dùng lâu ngày, đồ lót còn chuyển màu ố vàng, dễ mang ký sinh trùng. Trong quá trình phơi đồ lót, những con mạt bụi bay lơ lửng trong không khí cũng sẽ bám vào. Đặc biệt với phụ nữ, đồ lót còn nhanh rách, hỏng, ố vàng hơn bởi khí hư có tính axit hoặc đặc tính tiết sữa từ núm vú.

Theo các chuyên gia sức khỏe, đồ lót phải được giặt sạch hàng ngày và có thể dùng nước sôi để khử trùng nếu cần. Đồ lót thường mặc có thể ngắn nhất là ba tháng và dài nhất là sáu tháng thì thay mới. Ngoài ra, nếu đồ lót bị biến dạng, khô cứng, thủng lỗ hoặc dính vết bẩn mà không thể giặt sạch, bạn nhớ vứt bỏ rồi thay mới ngay. Bên cạnh sự khó chịu, chúng có thể gây nhiều bệnh nam - phụ khoa, thậm chí cả ung thư và ảnh hưởng tới hình dáng ngực của chị em. 

5. Đũa, thớt gỗ dùng quá lâu 

Thớt và đũa là những vật dụng không thể thiếu trong mọi căn bếp. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tật, bao gồm cả ung thư cho con người. Đặc biệt là đối với thớt gỗ, đũa gỗ dùng lâu ngày hoặc làm sạch, bảo quản không đúng cách. 

Bởi vì trong quá trình sử dụng, chúng sẽ trở nên thô ráp, sứt mẻ,dễ bám nước và cặn thức ăn trong khi lại rất khó làm sạch. Lâu dần rất dễ ở trạng thái ẩm ướt, nấm mốc và xuất hiện độc tố aflatoxin gây ung thư và nhiều bệnh hiểm nghèo khác. 

Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Hoá chất này dạng tinh thể trắng, không bị phân huỷ khi đun nấu thông thường nên rất khó xử lý. Nên dù bạn có dùng đũa, thớt này để ăn thức ăn nóng, nấu ăn hay rửa với nước nóng thì cũng không thể xử lý chất độc hoàn toàn. 

  Nếu vì tiết kiệm mà không vứt bỏ thớt, đũa gỗ đã mốc thì rất nhiều bệnh tật sẽ tìm tới bạn (Ảnh minh họa)

Nếu vì tiết kiệm mà không vứt bỏ thớt, đũa gỗ đã mốc thì rất nhiều bệnh tật sẽ tìm tới bạn (Ảnh minh họa)

Tốt nhất là nên thay đũa định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Khi rửa đũa, hãy dùng miếng rửa bát chuyên dụng rửa kỹ từng chiếc một thay vì đặt đũa vào lòng bàn tay, lăn qua lăn lại. Bởi vì như vậy chưa đủ để làm sạch, nhất là khi bạn rửa nhiều chiếc đũa cùng lúc. Cũng nên vệ sinh thớt thật kỹ, chọn loại thớt chất lượng cao và thường xuyên thay mới 6 tháng - 1 năm 1 lần. Nên rửa thớt và đũa gỗ với nước ấm, để ở nơi khô ráo, khử trùng định kỳ bằng thuốc diệt nấm và luôn rửa lại trước mỗi lần sử dụng. 

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Family Doctor, QQ

Ngọc Ái

5 dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo cả loạt bệnh nguy hiểm đang cận kề, từ bệnh gan, đột quỵ tới ung thư

5 dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo cả loạt bệnh nguy hiểm đang cận kề, từ bệnh gan, đột quỵ tới ung thư

Nhìn lưỡi để chẩn đoán bệnh tật là phương pháp được dùng trong y học từ cổ truyền tới hiện đại.