Tại sao Atlanta lại là sân bay sầm uất nhất thế giới?

Atlanta là một “thành phố lớn” đối với cư dân ở vùng Thâm Nam Hoa Kỳ, nhưng một khi đã rời khỏi địa phận ấy thì bạn sẽ nhận thấy nó cũng chỉ là vùng đất nhỏ mà thôi, theo CNN.

Khu vực tàu điện ngầm của thành phố Atlanta chỉ lớn thứ bảy ở Hoa Kỳ, nó thậm chí còn không nằm trong top 40 các khu vực tàu điện ngầm trên thế giới.

Nhưng một lần nữa, sau khi bị đánh bật khỏi vị trí số 1 vào năm 2020 vì đại dịch thì vào năm 2021 Atlanta đã lấy lại được vị thế của mình, là sân bay sầm uất nhất thế giới về lưu lượng hành khách. Và điều ấn tượng hơn hết là đó như một đốm sáng vụt lên phá vỡ kỷ lục giữ vị trí số 1 kéo dài từ năm 1998.

Bạn nghĩ rằng sân bay sầm uất nhất sẽ nằm ở các thành phố đông dân hơn và ở những ngã tư quốc tế. Có lẽ là Tokyo hoặc Dubai hoặc Luân Đôn – hoặc ít nhất cũng phải nằm ở địa phận mà có khu vực tàu diện ngầm lớn hơn của Hoa Kỳ.

Nhưng hóa ra có một số lý do hợp lý rằng tại sao những thành phố lớn hơn chưa chắc tốt hơn khi sở hữu sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.

Làm thế nào Sân bay Quốc tế Hartsfield – Jackson Atlanta vươn lên hàng đầu và giữ vững được vị trí đó lâu như vậy. Câu trả lời có lẽ là do sự giao thoa hoàn hảo giữa thành công trong công tác lãnh đạo lâu năm và vận may về mặt địa lý.

CNN Travel đã có cuộc trao đổi với Laurie Garrow, giáo sư kỹ thuật dân dụng tại Georgia Tech có chuyên môn về hàng không về những yếu tố đã giúp Atlanta có được vị thế như ngày nay.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_220425163819-07-hartsfield-jackson-busiest-airport-top.jpg

Được sinh ra từ đường cao tốc

Nếu xây lên thì họ sẽ đến.

Khái niệm này có nguồn gốc từ nhân vật Kevin Costner trong bộ phim “Field of Dreams” năm 1998, rất lâu trước khi bộ phim trở nên ăn khách, thì khái niệm này được một số nhà lãnh đạo Atlanta áp dụng hiệu quả với ước mơ của riêng họ vào đầu những năm 1900.

Giáo sư Garrow gần đây cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Tôi thật sự nghĩ rằng yếu tố số 1 là sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương và cam kết của nhà nước trong việc thu hút các công ty hàng không từ những năm 1920".

Bà nhấn mạnh rằng sân bay bắt đầu được thành lập khi Asa Candler, người sáng lập ra Coca-Cola tặng khu đất mà trước đây nó là đường cao tốc của Atlanta, với mục đích tạo ra một sân bay.

“Vì vậy ngay từ đầu, tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của nhà nước đã nhận ra tầm quan trọng của hàng không đối với nền kinh tế.”

Ngoài ra còn có ngài Ủy viên hội đồng thành phố William Hartsfield và cũng là Thị trưởng. Garrow nói rằng trở lại những năm 1920, Hartsfield là người ủng hộ mạnh mẽ các khoản đầu tư vào sân bay, rút ra bài học từ những lợi ích mà các tuyến đường sắt đã mang lại cho thành phố và tiếu bang như thế nào.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_220425130004-01-hartsfield-jackson-busiest-airport.jpg
Hành khách chờ đợi trong khu vực lên máy bay của một trong những phòng họp mới của sân bay vào thứ Hai ngày 3/8/1981, sau khi kiểm soát viên không lưu đình công. Ảnh: CNN

Cam kết lâu dài

Giáo sư Garrow nói rằng sự thúc đẩy từ những năm 1920 đã bắt đầu cho hàng loạt sự cải tiến lớn diễn ra khoảng 20 năm một lần:

- Những năm 1940: Trong Thế chiến thứ hai, hai hãng hàng không chính của sân bay là Eastern và Delta đã chuyển giao máy bay cho quân đội và chuyển sang đào tạo phi công và thợ máy. Bà Garrow nói: “Việc đào tạo phi công liên tục diễn ra tại sân bay trong điều kiện cất cánh và hạ cánh là điều ban đầu đã đẩy Atlanta lên vị trí sân bay bận rộn nhất ở Mỹ.

- Những năm 1960: Sân bay khai trương nhà ga hiện đại dành cho máy bay phản lực vào năm 1961. Bà Garrow cho biết đây là nhà ga đầu tiên được chế tạo dành riêng cho máy bay phản lực và vào thời điểm đó, đây là nhà ga hành khách lớn nhất cả nước.

- Những năm 1980: Chưa đầy 20 năm sau, nhà ga cũ bị phá bỏ và một nhà ga hành khách mới được xây dựng “với cấu trúc phòng chờ giống như chúng ta ngày nay. Khi được xây dựng vào năm 1980, nó là nhà ga lớn nhất thế giới”, Bà Garrow nói.

Thị trưởng Maynard Jackson lúc bấy giờ là người ủng hộ lớn cho nỗ lực đó. Sân bay đã trải qua một số lần đổi tên trong quá trình xây dựng. Tên hiện tại là Hartsfield- Jackson được đặt vào năm 2003 để vinh danh hai cựu thị trưởng.

- Những năm 2000: Bà Garrow cho biết thêm rằng Georgia thành lập Trung tâm Đổi mới trong hàng không vũ trụ đã thúc đẩy bang trở thành một địa điểm đáng mơ ước cho các công ty hàng không.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_220425130047-02-hartsfield-jackson-busiest-airport-restricted.jpg
Đường băng mới được khai trương tại Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson ở trung tâm, tiền cảnh vào ngày 28/4/2006. Việc có đủ chỗ để mở rộng trong nhiều thập kỷ là một thành phần quan trọng trong thành công của sân bay. Ảnh: Getty

Không gian để phát triển

Những người có ý tưởng đúng lúc may mắn đã đến đúng chỗ. Hóa ra Atlanta là mảnh đất màu mỡ cho các chuyển bay. Vì sân bay có chỗ để mở rộng.

Nó được đặt cách trung tâm thành phố Atlanta khoảng 10 dặm về phía Nam – đủ gần để có thể phục vụ tốt cho khu trung tâm của thành phố nhưng đủ xa để phát triển khi cần thiết. Vùng đất xung quanh sân bay cũng là một trong số ít khu vực tương đối bằng phẳng khi nằm trong vùng được đánh dấu chủ yếu là vùng đồi núi.

Giáo sư Garrow so sánh điều đó với Thành phố New York phát triển đông đúc, được bao quanh bởi nước. Các sân bay của họ chỉ đơn giản là không có chỗ để phát triển. Ví dụ, LaGuardia được xây dựng một phần trên bãi rác đã có sẵn và phải vật lộn với lũ lụt ven biển. Hartsfield – Jackson nằm trong địa hình đất liền và ở độ cao hơn 1000 feet (305 mét) hoàn toàn không có những lo lắng này.

Và không chỉ không gian trên mặt đất mới là vấn đề. Bà Garrow nói: “Không gian ở đây có thể được coi là trên mặt đất và trên không".

Một lần nữa sử dụng New York làm ví dụ, ba sân bay chính phục vụ một khu vực đông dân cư, vì vậy nó có những hạn chế về không gian hàng không.

“Họ bị hạn chế về số lần cất cánh và hạ cánh mà trong khả năng họ có thể thực hiện”, Bà nói. Họ phải điều phối việc cất cánh và hạ cánh để làm sao không gây trở ngại cho các sân bay khác.

Atlanta thì không có vấn đề như vậy.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_220425130247-03-hartsfield-jackson-busiest-airport.jpg
Hình ảnh một nhà ga ở Hartsfield-Jackson vào tháng 4 năm 2019. Sân bay không phải chia cắt giao thông với một nhà ga chính khác trong khu vực tàu điện ngầm. Điều đó giúp tăng số lượng của nó. Ảnh: AP

‘ Cường quốc của miền Nam’

Một lợi thế khác của Hartsfield-Jackson: Không có cạnh tranh địa phương.

“Thông thường, khi các thành phố trở nên lớn hơn, họ có nhiều hơn một sân bay để phục vụ người dân. Vì vậy, Atlanta khá độc đáo ở điểm đó. Tôi muốn nói đó như là ‘cường quốc của miền Nam.’”

Sự thống trị này không có ở Chicago, nơi có O’Hare và Midway. Hay tại Bắc Kinh, nơi mà sân bay Quốc tế Bắc Kinh thường được xem là sân bay sầm uất thứ 2 thế giới, nhưng cho đến gần đây, thì sân bay Quốc tế Đại Hưng mới đảm nhận một phần tải trọng hành khách.

Tại Texas, sân bay sầm uất thứ 2 trên thế giới vào năm 2021 là Dallas/ Fort Worth International (DFW). Nó có 62.465.756 hành khách vào năm 2021. Con số này thấp hơn 75.704.760 hành khách của Hartsfield – Jackson.

Sân bay thứ 2 của vùng này với lưu lượng hành khách truy cập khá lớn – Dallas Love Field, đón 13.315.498 hành khách vào năm 2021. Cộng hai sân bay Texas đó với nhau và ta sẽ có 75.781.254 – con số vượt qua Atlanta không đáng kể (76.494).

Ngoài ra, Hartsfield – Jackson có một “lưu vực” lớn với các sân bay canh tranh cách khá xa", bà Garrow nói. Diện tích lưu vực là bán kính xung quanh sân bay mà từ đó nó có thể thu hút hành khách dịch vụ hàng không thương mại.

Các sân bay lớn hơn như Nashville và Charlotte cách xa khoảng 250 dặm (400km) – quá xa để có thể cung cấp rất nhiều thứ trong quá trình cạnh tranh.

Giáo sư Garrow nói: “Vì vậy, mọi người lái xe một quãng đường dài để đến sân bay Atlanta vì thực sự không có sân bay khả thi nào khác trong khu vực".

Atlanta nằm trong một vị trí tuyệt vời, chỉ trong vòng 2 giờ bay của 80% dân số Hoa Kỳ, nhưng nó không bị kẹt xe gần các khu vực tàu điện ngầm lớn khác.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_220425130728-04-hartsfield-jackson-busiest-airport.jpg
Vận may và thành công của Delta Air Lines và Sân bay Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ảnh: AP

Hiệu ứng Delta

Có trụ sở chính của Delta Air Lines cũng là một lợi thế của Atlanta.

Giáo sư Garrow nói: “Tôi xem những đổi mới của Delta với tư cách là một hãng vẫn tải địa phương trong khu vực suốt những năm qua để… đẩy hoặc duy trì Atlanta như một sân bay số 1”.

“Delta vào năm 1955 là hãng vận tải đã tạo ra mạng lưới Hub and Spoke. Vì vậy, họ là người đổi mới khái niệm đó – sử dụng Spokes để đưa tất cả những hành khách vào Hub, cho phép họ chuyển sang các điểm đến khác.

Tăng trưởng cũng được hỗ trợ. Thông qua việc hợp nhất, Delta Air Lines có thể mở rộng ra quốc tế.

“Họ có nhiều mối quan hệ liên doanh với các hãng vận chuyển nước ngoài, điều đó giúp họ xây dựng mạng lưới quốc tế và một lần nữa đưa hành khách đến Atlanta như cửa ngõ cho các chuyến du lịch từ nước khác vào Mỹ hoặc ngược lại. Đưa người dẫn từ nhiều địa điểm ở Mỹ đến Atlanta và sau đó là ra các quốc tế".

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_220425130952-05-hartsfield-jackson-busiest-airport-restricted.jpg
Hành khách chuẩn bị lên tàu điện ngầm MARTA tại sân bay vào năm 2010. Phương tiện công cộng trực tiếp từ trung tâm thành phố đến sân bay cũng có thể tăng số lượng của một sân bay. Ảnh: Getty

Những yếu tố khác

“Trong khi tuyên bố nổi tiếng của sân bay là trung tâm thông hành, nhưng cũng không có gì hại gì nếu Atlanta là một khu vực hội nghị lớn, thu hút kinh doanh và du lịch", Bà Garrow nói.

Khi mọi người đến đây, họ có thể tùy chọn di chuyển trực tiếp đến các khu vực quan trong trong thành phố thông qua hệ thống MARTA. Một tuyến đường đi thẳng vào sân bay.

Giáo sư Garrow cho biết thêm: “Về mặt lịch sử, những sân bay cung cấp kết nối thông suốt giữa sân bay và… các trung tâm thương mại đã hoạt động rất tốt".

Còn về vấn đề thời tiết? Bà Garrow không nghĩ rằng điều đó giúp ích quá nhiều, nó có thể thuận lợi vào mùa đông vì không có nhiều băng và tuyết nhưng ngược lại thì vẫn có giông bão vào mùa hè.

http___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_220425131234-06-hartsfield-jackson-busiest-airport.jpg
Taxi hàng không địa phương có thể là một phần trong tương lai của Hartsfield-Jackson, theo Laurie Garrow của Georgia Tech. Ảnh: AP

Quả cầu pha lê

Bà Garrow cho biết điều quan trọng đối với Georgia là giữ vị trí sân bay số 1 vì nó giúp thu hút hoạt động kinh doanh.

Nhưng liệu rằng sân bay có thể tiếp tục giữ vững vị thế của mình? Sau tất cả thì mọi thứ cũng thay đổi, và đã có một số nhà đổi mới hàng không ở ngoài kia, đặc biệt là Trung Đông và Châu Á.

“Trong thời gian ngắn, tôi nghĩ chúng ta sẽ giữ vững vị trí của mình hoặc tiến gần đến vị trí hàng đầu, một phần của điều đó là do sự khôi phục sau Covid-19, các thị trường đang quay trở lại một cách khác biệt. … Thị trường nội địa Hoa Kỳ rất mạnh so với các khu vực khác trên thế giới".

Còn về tương lai xa hơn thì sao? Giáo sư Garrow nghĩ rằng sân bay có thể có vị trí thuận lợi cho những cải tiến mới như dịch vụ taxi hàng không địa phương.

Bà ấy nói rằng khi công nghệ pin điện và hydro đạt được nhiều tiến bộ, chúng ta có thể thấy một tương lại nơi những người ở vùng ngoại ô của khu vực tàu điện ngầm sẽ di chuyển bằng một chiếc máy bay nhỏ đến sân bay một cách nhanh chóng.

Thiết kế ý tưởng này của Hartsfield – Jackson có thể mang lại thắng lợi lần nữa. Garrow cho biết các đường băng của họ nối từ Đông sang Tây, nhưng tàu điện ngầm của trung tâm dân cư của Atlanta lại chạy từ Bắc xuống Nam.

Cách bố trí đó có nghĩa là taxi hàng không có thể tiếp cận dễ dàng mà không bị các máy bay lớn cản đường.

(Nguồn: CNN)

THẢO VY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương