Mới đây, một nhóm bác sĩ cấp cao thông quá việc nghiên cứu thói quen thường ngày, khám nghiệm tử thi của 3.318 ca tử vong do ung thư đã chỉ ra rằng, có ba nhóm người nhiều khả năng trở thành mục tiêu của ung thư. Nhận ra điều này không chỉ là là lời cảnh tỉnh mà còn giúp chúng ta chủ động trong việc phòng ngừa căn bệnh quái ác này.
1. Người chịu nhiều áp lực về cả thể chất và tinh thần
Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, có không ít người ngày này qua ngày khác đều phải chịu đựng gánh nặng trong công việc, gia đình và gần như không có thời gian để dừng lại nghỉ ngơi. Họ có thể có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc nhưng ẩn sau đó là những tiềm ẩn nguy cơ lớn về sức khoẻ.
Nghiên cứu của các bác sĩ chỉ ra rằng, những người sống lâun với áp lực cao sẽ bị suy giảm đáng kể khả năng miễn dịch do căng thẳng quá mức, từ đó tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Ngoài ra, những người như vậy thường đi kèm với các vấn đề tâm lý như mất ngủ, lo lắng và trầm cảm. Các vấn đề về cảm xúc, tâm thần này này có thể làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng về thể chất.
Vì vậy, điều quan trọng đối với những người có áp lực cao là học cách giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh tâm lý và duy trì thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống. Tốt nhất nên tham gia các buổi tư vấn tâm lý, học cách chia sẻ, tâm sự với những người xung quanh cũng như tham gia các hoạt động như yoga, thiền...
2. Thói quen sinh hoạt buông thả
Trong nhịp sống hối hả, nhiều người đã lựa chọn “văn hóa đồ ăn nhanh”, không chỉ có chế độ ăn uống thất thường mà còn thường xuyên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều calo, chất béo và đường.
Các bác sĩ chỉ ra rằng, những người có thói quen sinh hoạt, ăn uống buông thả như vậy dần sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thường xuyên mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường... Những nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư.
Ngoài ra, những thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, uống rượu, hút thuốc lá… cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư lên rất nhiều. Thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể và làm giảm khả năng miễn dịch; lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá sẽ gây tổn hại trực tiếp đến các cơ quan quan trọng như gan, phổi, tạo cơ hội cho các tế bào ung thư phát triển.
Chính vì vậy, thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt, chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường tập luyện thể chất chính là chìa khóa để ngăn ngừa ung thư.
3. Không thường xuyên khám định kỳ
Nhiều người vẫn trì hoãn hoặc chưa có thói quen khám sức khoẻ định kỳ. Nghiên cứu của các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, nhiều bệnh ung thư không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu và một khi các triệu chứng xuất hiện thì cơ hội điều trị tốt nhất thường bị bỏ lỡ.
Vì vậy, việc thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, khám khi có dấu hiệu bất thường sẽ giúp phát hiện, điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và là phương pháp quan trọng để ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức phòng ngừa và hiểu biết các kiến thức liên quan đến ung thư cũng là chìa khóa để giảm nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, tìm hiểu tiền sử bệnh của gia đình, chú ý đến những thay đổi trong tình trạng thể chất của bản thân và tìm kiếm sự tư vấn y tế kịp thời. Thông qua những biện pháp này, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.
Nguồn: Sohu
Một nhà 3 người lần lượt mắc ung thư tuyến giáp, “kẻ gây họa” là món cực quen trên mâm cơm người Việt
Rau củ vốn là thực phẩm tốt nhưng không phải loại nào, kiểu chế biến nào cũng tốt cho sức khỏe. Thậm chí có thể gây ung thư nếu ăn sai cách.