Vừa qua, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở phát hiện ngoài vật liệu làm giá đỗ thông thường, các cơ sở này còn sử dụng một loại "nước kẹo" không màu. Theo kết quả giám định đây là hoạt chất 6-Benzylaminopurine không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam để ngâm ủ giá.
Chất 6-Benzylaminopurine là một chất kích thích sinh trưởng, được phép dùng trong nông nghiệp nhưng không được phép sử dụng trong thực phẩm. Benzylaminopurine kết tinh thành tinh thể hình kim, không màu, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường, tan trong dimethylformamide, dimethyl sulfoxide, tan trong dung dịch nước vôi.
Ảnh minh họa |
Với cơ thể con người, khi ăn lượng nhỏ sẽ chưa ảnh hưởng sức khỏe ngay. Tuy nhiên việc tiêu thụ giá đỗ có chứa hóa chất này có thể gây rối loạn phát triển tế bào, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, và thậm chí gây dị tật ở thai nhi, vị chuyên gia cho biết.
Chất này có tính chất khó rửa sạch, kể cả khi rửa nhiều lần với nước thông thường nên nguy cơ dư lượng tồn dư trong giá đỗ là rất cao, đe dọa sức khỏe.
Phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ nhiễm hóa chất
Để phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ nhiễm hóa chất, bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Giá đỗ ngâm hóa chất thường mập, to tròn, bóng bẩy, thân đều đặn, đẹp mắt nhưng rất giòn và dễ gãy. Trong khi đó, giá đỗ sạch thường gầy hơn, không bóng, thân cứng và khó đứt gãy.
Giá đỗ sạch được ủ truyền thống từ 3-5 ngày, cọng nhỏ, dài khoảng 3-7 cm, có nhiều rễ do hút nước, còn giá đỗ ngâm hóa chất được ủ nhanh hơn và ít rễ hơn.
Giá đỗ sạch có mùi tự nhiên, không có mùi hắc hay hóa chất lạ, và khi chế biến, giá đỗ chứa hóa chất thường tiết ra nước màu đục. Nếu phát hiện sản phẩm có dấu hiệu bất thường, cần tránh sử dụng và báo cáo ngay với cơ quan chức năng.
Ông cũng khuyến nghị người tiêu dùng ưu tiên chọn mua từ các nguồn cung cấp uy tín, có chứng nhận an toàn thực phẩm. Để đảm bảo an toàn, người dân nên lựa chọn giá đỗ được sản xuất tại các cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có bao bì rõ ràng và nhãn mác minh bạch.
Lưu ý khi ăn giá đỗ
Giá đỗ là thực phẩm giàu protein, chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Việc sử dụng giá đỗ hoặc mầm ngũ cốc còn giúp tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các loại đậu, ngũ cốc. Tuy nhiên, ăn giá đỗ sống có nguy cơ ngộ độc cao (chưa kể giá đỗ được ngâm ủ không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh). Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.
Nếu ăn giá đỗ “bẩn” trong thời gian dài sẽ rất nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.
Những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.
Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn gần với thời gian uống thuốc.
Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Do giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu muốn ăn giá đỗ, nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín.
Miền Bắc rét đậm, rét hại: Những kiến thức cần lưu ý để bảo vệ sức khoẻ
Người dân cần lưu ý và ghi nhớ những kiến thức cơ bản về sức khỏe và y tế trong mùa lạnh để bảo vệ bản thân và gia đình: