Vì sao 300 triệu người trên thế giới chọn sống độc thân?

Theo Viện nghiên cứu thị trường của tổ chức Euromonitor, hiện có trên 300 triệu người độc thân trên toàn cầu, tăng khoảng 80% so với 15 năm trước.

Ở khu vực châu Âu, Thụy Điển là quốc gia có số người độc thân cao nhất, chiếm khoảng  47% dân số, sau đó là Na Uy khoảng 40%, Anh khoảng 34%.

Ở châu Âu, Thụy Điển là quốc gia có lượng người độc thân cao nhất, chiếm khoảng 47% dân số.
Ở châu Âu, Thụy Điển là quốc gia có lượng người độc thân cao nhất, chiếm khoảng 47% dân số.

Tại Mỹ, theo dữ liệu của Cencus Bureau, tình trạng công dân trẻ ở Mỹ, trên 18 tuổi đang sống một mình ngày càng nhiều. Có khoảng 1/4 người trẻ Mỹ chưa từng bao giờ trao cho ai hoặc nhận được của ai chiếc nhẫn cưới. 38% số người trong độ tuổi từ 18 đến 29 cho biết họ thích sống một mình. Tại New York (Mỹ), khoảng 33% số hộ gia đình là đơn thân, sống một mình.

Ở khu vực châu Á, Nhật Bản là nơi có tỷ lệ người sống độc thân khá cao. Theo báo cáo năm 2011 từ Trung tâm dân số Nhật Bản, 27% nam giới và 23% phụ nữ cho biết, họ chưa quan tâm đến việc duy trì một mối quan hệ lâu dài. Ở lứa tuổi từ 18-34 có đến 61% nam giới và 49% phụ nữ cho biết hiện họ chưa có mối quan hệ nào. Và 36% nam giới, 39% phụ nữ chưa bao giờ có quan hệ tình dục…

Tương tự, tại Singapore, theo khảo sát mới nhất năm 2015, trong nhóm người ở độ tuổi 25-29, thì số người đang sống độc thân cũng chiếm tới 70%, tăng 20% so với 15 năm trước… Theo trang Straitstime, lối sống độc thân ở Singapore ngày càng phổ biến với cả nam và nữ.

Nếu bạn không kết hôn, đôi khi bạn sẽ bị nhìn nhận là một người
Nếu bạn không kết hôn, đôi khi bạn sẽ bị nhìn nhận là một người "bị thiếu hụt".

Nguyên nhân của xu hướng trên được giải thích, vì áp lực về kinh tế, ngày càng có nhiều người muốn tập trung vào sự nghiệp hơn là gia đình. Cũng có những người chọn sống độc thân bởi họ đủ khả năng về kinh tế. Hay cũng có người nhận thấy việc mình sống một mình không đồng nghĩa với cô đơn, họ tự tìm thấy niềm vui trong cuộc sống mà không cần đối tác.

Cũng có những người đang mâu thuẫn với chính mình, họ sợ áp lực khi kết hôn hoặc muốn kết hôn mà chưa tìm được đối tượng như ý. Họ thích cuộc sống độc lập, yêu sự tự do cá nhân (phổ biến ở những người trẻ).

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có nhiều nghiên cứu cảnh báo tình trạng đáng báo động này. Nhiều người vẫn quan niệm rằng, kết hôn là việc nên làm, là “hoàn chỉnh”, là "bình thường" so với số đông. Nếu bạn không kết hôn, đôi lúc bạn sẽ bị nhìn nhận là một người "bị thiếu hụt".

Sau đó là vấn đề về luật pháp, sự phân biệt tình trạng hôn nhân vẫn tồn tại, tờ hôn thú có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nhập cư, bảo hiểm, nghề nghiệp, y tế, thuế... Ngoài ra, các nhà hoạch định chiến lược cũng lo sợ, khi xu thế độc thân tăng mạnh sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dân số, kinh tế… Bởi vậy, hiện nay xu hướng lựa chọn sống hai mình hay một mình vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong xã hội.

AN LY (t/h)

Con riêng của vợ và con riêng của chồng kết hôn, pháp luật có công nhận?

Con riêng của vợ và con riêng của chồng kết hôn, pháp luật có công nhận?

Hiện nay, có nhiều trường hợp con riêng của vợ và con riêng của chồng yêu thương và muốn đi đến hôn nhân. Vậy pháp luật có công nhận trường hợp này?