Tại cuộc họp báo trực tuyến tổ chức tối 22/9, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rào cản đáng ngại cho việc chấm dứt đại dịch COVID-19 trong bối cảnh một dịch bệnh từng 2 lần tạo ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu khác trỗi dậy ở Uganda.
"Chỉ 19% dân số các nước thu nhập thấp được tiêm chủng và việc tiếp cận các phương pháp điều trị để cứu sống hầu như không tồn tại" - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: WHO |
Theo tiến sĩ Tedros, số tử vong hàng tuần tiếp tục giảm và hiện chỉ bằng 10% so với mức cao nhất ghi nhận tháng 1/2021, 2/3 dân số toàn cầu đã được tiêm chủng, bao gồm 3/4 nhân viên y tế và người cao tuổi. Tuy nhiên, gần 10.000 trường hợp tử vong ghi nhận trong tuần qua do một dịch bệnh vẫn là quá nhiều, nhất là khi đó là các ca tử vong có thể ngăn chặn.
Những người chưa được tiêm chủng đủ hoặc tiêm mũi cuối cùng đã quá lâu trước khi nhiễm bệnh. Do khả năng miễn dịch ở cấp độ dân số đã tăng lên nhưng vẫn còn khoảng cách lớn về tiêm chủng, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Theo tiến sĩ Tedros, việc quan trọng nhất là cần lấp những khoảng trống vắc-xin. Ông cũng công bố tin mừng là Quỹ toàn cầu về vắc-xin mà WHO là một trong những thành viên chủ chốt đã nhận được thỏa thuận với Pfizer để tạo điều kiện tiếp cận với thuốc kháng virus Paxlovid ở các quốc gia thu nhập thấp.
Với PHEIC thứ hai - đậu mùa khỉ, tiến sĩ Tedros báo tin vui rằng số ca bệnh ghi nhận tuần qua tiếp tục giảm. Cho đến nay đã có hơn 62.000 ca được xác nhận (đã xét nghiệm khẳng định) được báo cáo cho WHO từ 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 23 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, WHO khẳng định đậu mùa khỉ hiện trong tình trạng giống COVID-19, có nguy cơ trỗi dậy nếu chủ quan và rất cần nỗ lực toàn cầu để thực sự đưa nó khỏi tình trạng PHEIC.
Tầng chuyên đánh đập - nơi đáng sợ nhất với người Việt ở Campuchia
"Những ai có ý định bỏ trốn, làm việc không tốt sẽ bị đem lên đây đánh đập, tra tấn", Thanh kể.