Cố vấn của phim "Hạ cánh nơi anh": Hình tượng quân nhân của Huyn Bin gần như không tồn tại

Mặc dù bối cảnh, đạo cụ được đoàn phim lựa chọn và xây dựng khá gần thực tế nhưng nhân vật thì có phần xa rời với người Triều Tiên.

Có thể nói, việc lựa chọn bối cảnh Triều Tiên là một quyết định táo bạo đối với ekip của Hạ cánh nơi anh. Bởi vốn dĩ các vấn đề về văn hóa, chính trị, xã hội của Triều Tiên vẫn luôn là “ẩn số” đối với thế giới. Có lẽ vì vậy mà ekip sản xuất đã lựa chọn việc tái hiện lại đất nước này thay vì quay dựng trên lãnh thổ Triều Tiên bởi đây là điều bất khả thi.

Theo cố vấn của phim, cô Kang Nara, những gì mà Hạ cánh nơi anh mang lại khá chân thực và sát với thực tế. Cô Kang Nara là một người có nhiều trải nghiệm ở đất nước này.

Cố vấn của phim

Được biết, ekip phải đi nhiều nơi để chọn các địa điểm quay cho các cảnh khác nhau đặc biệt là phong cảnh rừng núi. Nơi được chọn là Mông Cổ hoặc đảo Jeju, Binae (Hàn Quốc), một khu vực có nhiều điểm tương đồng với Triều Tiên. Ví dụ như cảnh Jung Hyeok cùng Se Ri di chuyển đến ga xe lửa PyongYang (Triều Tiên), trên thực tế, ga xe lửa đó chính là ga tàu Ulaanbaatar thuộc Mông Cổ. Tuy nhiên do thời tiết khắc nghiệt nên ekip cũng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình quay để đảm bảo tiến độ.

Cố vấn của phim

Cô Kang Nara nhận xét việc tái hiện hình ảnh quân thôn của Bắc Hàn với chợ, hộ dân sát với thực tế từ các chi tiết nhỏ nhất như vật dụng, đạo cụ như dùng rèm cửa bằng vải ren, bảo quản kim chi trong tủ chuyên dụng.... Điều này cho thấy đoàn phim đã bỏ ra khá nhiều công sức trong việc dàn dựng công phu, tỉ mỉ và chân thực nhất.

Mặc dù vậy cô Kang cũng cho rằng việc xây dựng nhân vật lại có chút xa rời với người Triều Tiên. Ngoài việc quân phục đảm bảo tính chuẩn xác, giọng nói cực chuẩn như thể hiện diễn viên Yang Kyung Won (đảm nhận vai Pyo Chi Su) vì ngữ điệu Triều Tiên thành thạo của anh thì hình tượng quân nhân lại không đúng với thực tế. Cô cho biết cô chưa từng gặp người đội trưởng nào của Bắc Hàn như Jung Hyeok ở Triều Tiên.

Về các nhân vật nữ, đoàn phim Hạ cánh nơi anh đã tái hiện phong cách thời trang của phụ nữ Triều Tiên cũng khá chuẩn xác. Minh chứng là buộc tóc gọn gàng – một thói quen và tập tục của người Triều Tiên, Bởi theo quan niệm của họ khi một cô gái xõa tóc, mọi người sẽ gọi cô ấy là ‘saseukke’ và coi như kẻ lập dị. Điều này lý giải vì sao Jung Hyeok dùng khăn để buộc tóc cho Se Ri.

Cố vấn của phim
Cố vấn của phim

Kang Nara đánh giá cao việc mô phỏng cách ăn mặc theo kiểu “bà thím” ở nhóm phụ nữ lớn tuổi trong quân thôn. Tuy nhiên, cô băn khoăn trước phong cách thời trang quá sành điệu của nữ phụ Seo Dan (Seo Ji Hye).

Nữ phụ Seo Dan (Seo Ji Hye) không gần với thực tế.
Nữ phụ Seo Dan (Seo Ji Hye) không gần với thực tế.

Mọi thứ chưa hợp lý và đúng bối cảnh của Bắc Hàn. “Nếu xuất hiện với trang phục như trên, bạn chắc chắc sẽ bị giữ lại để kiểm tra”, Kang Nara khẳng định. 

Thanh Mai

'Hạ cánh nơi anh' lộ ảnh hậu trường cái kết buồn

"Hạ cánh nơi anh" lộ ảnh hậu trường cái kết buồn

Một bức ảnh lan truyền trên mạng được cho rằng đây là hình ảnh hậu trường cái kết buồn của "Hạ cánh nơi anh"