11 câu hỏi khi đối diện với ly hôn

Trong cuộc sống, mọi chuyện đều có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Ly hôn cũng là một chuyện như vậy, vì thế hãy chọn cách đối diện nhẹ nhàng nhất.

Ly hôn là chuyện chẳng đặng đừng. Trong mọi nền văn hóa, kinh tế trên thế giới, ly hôn đều để lại những hậu quả và những tổn thất lớn về kinh tế và tinh thần cho người trong cuộc, trẻ em, đại gia đình và xã hội. Hãy một lần đối diện với những hậu quả của ly hôn để tìm lời giải cho bài toán này với các câu hỏi sau:

Bạn chỉ sống một lần trong đời, bạn có quyền kết hôn hoặc ly hôn.
Bạn chỉ sống một lần trong đời, bạn có quyền kết hôn hoặc ly hôn.

1. Tôi thật ngu ngốc và vội vàng khi quyết định lấy người ấy: 

Có nhiều nguyên nhân khiến người ta đi tới hôn nhân mà không phải bắt nguồn từ tình yêu: cha mẹ hối thúc, tuổi tác, thậm chí do có thai ngoài ý muốn… Nhiều đôi kết hôn không vì tình yêu nhưng lại chung sống hạnh phúc nhưng cũng nhiều đôi rất yêu nhau nhưng khi về sống chung lại không hợp. Vì thế rất khó để khẳng định lỗi là của bên nào. Chỉ đơn giản là không may mắn hoặc không hợp, hoặc do nhiều hoàn cảnh khác mà hôn nhân thất bại.

2. Dù thế nào thì ly hôn luôn sai: 

Kết hôn hay ly hôn không có sai hay đúng, chỉ có lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Bạn chỉ sống một lần trong đời, rõ ràng bạn có quyền kết hôn nếu muốn ổn định cuộc sống với một người bạn đời và cũng có quyền ly hôn nếu chung sống không hạnh phúc. Ly hôn rất cần thiết cho một xã hội văn minh để cho người kết hôn không đúng người có quyền và cơ hội làm lại cuộc đời.

Tôi không hề có sự chuẩn bị cho việc ly hôn.
Tôi không hề có sự chuẩn bị cho việc ly hôn.

3. Tôi đang đi ngược với thuần phong mỹ tục:

Thuần phong mỹ tục có thể đẹp, có thể đúng nhưng cuộc đời mỗi cá nhân luôn có ngoại lệ và như ta thấy, phong tục nào cũng có sự thay đổi, phát triển, chọn lọc và đào thải theo quá trình phát triển của văn minh nhân loại. Và tình yêu luôn đẹp và mạnh mẽ hơn bất cứ quy định hay phong tục nào. Vì vậy, hãy nghe theo trái tim mình, không nên nhất nhất đi theo phong tục tập quán.

4. Người đề nghị ly hôn thật ích kỷ và tàn nhẫn:

Ích kỷ là làm việc gì cũng có lợi cho bản thân mà không nghĩ cho người khác, tuy nhiên ly hôn tốt cho người không còn muốn chung sống với bạn đời của mình và cũng tốt cho người còn lại. Chẳng có gì tốt đẹp khi sống chung mà cả hai phải chịu đựng nhau vì những bất đồng không thể thống nhất, không đem lại hạnh phúc cho nhau. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, nên họ có quyền lựa chọn cách sống của mình mà không phụ thuộc vào quyết định của gia đình hay xã hội.

5. Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ ly hôn nên không có sự chuẩn bị hay kinh nghiệm để có cách vượt qua nỗi buồn: 

Nếu đã biết sẽ ly hôn, có lẽ bạn sẽ không bao giờ kết hôn hoặc sẽ không hề cảm thấy sốc. Vì vậy đừng tự trách mình mà thay vào đó hãy coi như đó là việc không may mắn mà bạn phải đối mặt trên đường đời. Ngoài ly hôn ra, bạn cũng sẽ phải lần lượt đối diện với rất nhiều khó khăn khác như thất nghiệp, phá sản, bệnh đau, tuổi tác, thất bại trong các mối quan hệ gia đình, xã hội khác.

Tôi sẽ trả lời con thế nào khi ly hôn?
Tôi sẽ trả lời con thế nào khi ly hôn?

6. Tôi sẽ trả lời các con, gia đình và bạn bè tôi thế nào? Làm sao để giải thích ai đúng, ai sai? 

Bạn không có trách nhiệm phải giải thích với ai về quyết định cuộc đời của bạn. Rất nhiều trường hợp chính người trong cuộc cũng không rõ hết các lý do dẫn tới đổ vỡ hôn nhân, lỗi do ai, bởi hôn nhân có liên quan tới rất nhiều những vấn đề phức tạp khác nhau như tài chính, sự nghiệp, trình độ, cảm xúc, lối sống, con cái, gia đình hai bên, định hướng hiện tại và tương lai của hai người, xu hướng xã hội.

7. Người không muốn cứu vãn hôn nhân là người thất bại, không chung thủy, không có trách nhiệm:

Trước khi bạn có thể là người thành công với việc làm cho bất cứ ai hạnh phúc, hay chung thủy hoặc có trách nhiệm với ai, bạn phải thành công trong hết thảy những việc này đối với bản thân mình đã. Bạn chỉ cứu vãn hôn nhân nếu bạn tin rằng hôn nhân đó sẽ làm cho bạn hạnh phúc và bạn luôn được là chính mình.

Nỗi sợ khủng hoảng tài chính sau ly hôn.
Nỗi sợ khủng hoảng tài chính sau ly hôn.

10. Tôi sẽ bị khủng hoảng tài chính:

Khi sống chung, tài chính có vẻ nhiều hơn khi có hai người góp nhưng chi phí cũng nhiều hơn và khi chia tay, bạn có thể có ít sự hỗ trợ về mặt tài chính nhưng cũng có nghĩa là ít chi phí hơn và có thêm nhiều tự do và cơ hội. Bạn chỉ cần thay đổi cách chi tiêu hoặc lối sống cho phù hợp với điều kiện độc thân. 

11. Tôi sẽ bị khủng hoảng tâm lý:

Khủng hoảng tâm lý do thay đổi hoặc mất mát lớn trong cuộc sống ai cũng có, nhưng rồi dần dần bạn sẽ có cách vượt qua nỗi buồn khi quen dần với cuộc sống mới. Thà vậy còn hơn bị khủng hoảng dai dẳng trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Thay lời kết: Bài viết không cổ vũ ly hôn mà chỉ có mục đích hỗ trợ tinh thần cho những người buộc phải đi đến quyết định khó khăn này. Ly hôn chỉ là giải pháp sau cùng khi tất cả các giải pháp hàn gắn đã được thử nghiệm và cố gắng hết sức bởi những người trong cuộc.

AN LY (t/h)

Cha mẹ ly hôn, con cái có được chia tài sản?

Cha mẹ ly hôn, con cái có được chia tài sản?

Khi ly hôn, có rất nhiều người con đòi cha mẹ phải chia tài sản cho mình. Vậy con cái có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn?

Đọc nhiều nhất