"Bác sĩ" nhân tạo có khả năng phát hiện ung thư vú chỉ trong vài giây

Các tác giả cuộc nghiên cứu nhận định kết quả trên đánh dấu bước tiến lớn trong việc phát hiện sớm ung thư vú.

Các nhà khoa học từ Imperal College London (Anh) và Google Health đã tạo ra một bác sĩ có khả năng chẩn đoán ung thư vú vượt trội hơn bất kỳ bác sĩ X-quang nào. Đó không phải là con người mà là một thuật toán AI sống trên máy tính. 

Trong thí nghiệm gần đây nhất, thuật toán AI này đã đọc kết quả chẩn đoán hình ảnh chính xác hơn 6 bác sĩ Xquang dày dặn kinh nghiệm. Theo tính toán, AI có khả năng làm việc hiệu quả bằng 2 bác sĩ giỏi, mặc dù nó chỉ căn cứ vào chẩn đoán qua phim X-quang mà không được tiếp xúc với bệnh nhân.

Tờ Reuters nhận định đây có thể là nghiên cứu mới nhất cho thấy tiềm năng của AI trong việc cải thiện khả năng phát hiện sớm ung thư vú, căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 12,5% phụ nữ trên thế giới.

Hiện tại chẩn đoán ung thư vú hầu hết đều thông qua X-quang.
Hiện tại chẩn đoán ung thư vú hầu hết đều thông qua X-quang.

Theo công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature hôm 1/1/2020, hệ thống AI này còn cho thấy khả năng giảm bớt sai sót trong quá trình chẩn đoán.

Cụ thể trong thử nghiệm, hồ sơ của 29.000 bệnh nhân từ Bệnh viện St George's London, Trung tâm Jarvis Breast ở Guildford và Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge đã được chuyển cho AI chẩn đoán. Kết quả, AI đã loại bỏ được 2% dương tính giả và 2,7% âm tính giả so với con người khám. Trên thực tế, việc loại bỏ được một phần âm tính giả đóng vai trò quan trọng vì đôi khi các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh lại bị bỏ qua, đến khi bệnh đã nặng thì cơ hội cứu chữa không còn cao.

Bên cạnh đó, do có khả năng đảm nhận việc của 2 người nên AI giúp giảm tải công việc cho các bác sĩ, đặc biệt là khi các ca ung thư vú ngày càng tăng. Ví dụ như ở Mỹ, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người phải đối diện với căn bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Như vậy 1 bác sĩ X-quang có thể làm việc cùng 1 AI để cho ra được chẩn đoán nhanh và chính xác nhất tính theo giây.

Trước đó công nghệ X-quang là một công cụ chẩn đoán tương đối chính xác và dễ thực hiện, nó có tác dụng hạn chế các trường hợp phải xét nghiệm xâm lấn một cách không cần thiết.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh AI có thể chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt muốn sử dụng AI vào các bệnh viện cũng cần phải có sự cho phép của cơ quan quản lý, một tiến trình có thể mất nhiều năm.

Thanh Mai

'Những linh hồn chết': căn bệnh ung thư của loài người qua mọi thời đại

'Những linh hồn chết': căn bệnh ung thư của loài người qua mọi thời đại

Những linh hồn chết là tác phẩm cuối cùng song đây được đánh giá là tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của Nikolai Vasilievich Gogol.