Bài toán gây "sóng gió" nhất hiện nay, mỗi lần bấm máy tính lại ra đáp án khác: "8 ÷ 2(2 + 2)" bằng 1 hay 6?

Theo bạn, kết quả của phép tính này là 1 hay 6?

Cứ tưởng là người lớn thì làm Toán tiểu học dễ ẹc, nhưng thực tế không hề màu hồng như vậy. Không thiếu những bài Toán tiểu học khiến phụ huynh vò đầu bứt tóc, xin giơ hai tay đầu hàng. 

Mới đây, một bài toán cộng trừ, nhân chia đơn giản: "8 ÷ 2 x (2 + 2) = ?" bỗng viral khắp cõi mạng. Dù chỉ là bài toán tiểu học nhưng nó khiến netizen chia phe tranh cãi cực căng. 

Theo đó, với cùng một phép tính "8 ÷ 2 x (2 + 2) = ?", nhưng lại đưa ra 2 đáp án bằng 1 và 16. Điều này khiến nhiều người rối não, vò đầu bứt tai vì không nghĩ bài toán của học sinh tiểu học lại phức tạp đến vậy. Không chỉ dừng lại có vậy, có người bấm máy tính nhưng mỗi lần lại ra một kết quả khác.

Nhiều netizen chỉ ra rõ ràng bấm máy tính nhưng lại ra kết quả khác
Nhiều netizen chỉ ra rõ ràng bấm máy tính nhưng lại ra kết quả khác

Dưới đây là cách giải toán cho bài toán  8 ÷ 2 x (2 + 2) = ? 

Theo quy tắc, đầu tiên chúng ta sẽ tính phép tính trong ngoặc. Sau đó, mới thực hiện phép nhân và chia, nhưng lưu ý là theo trình tự từ trái sang phải.

Bước 1: 8 ÷ 2 x 4 

Bước 2: 4 x 4

Bước 3: Kết quả cuối cùng bằng 16

Tóm lại: 8 ÷ 2 x (2 + 2) = 16.

Theo nhiều giáo viên, cái sai của nhiều người là sau khi thực hiện phép tính trong ngoặc (2 + 2) = (4) thì sẽ nhân luôn với số 2 đứng đằng trước để ra kết quả là 8, rồi sau đó lấy 8 chia 8 bằng 1. Tuy nhiên, sau khi đã tính số trong ngoặc, thì bạn phải áp dụng theo quy tắc tính từ trái sang phải.

Còn về lý do nhiều người bấm máy nhưng mỗi lần lại ra một kết quả khác nhau. Lý do là bởi, bạn đang thêm thừa dấu ngoặc, mà trong toán học chỉ cần thêm bớt 1 dấu thôi là kết quả của bài toán cũng có thể sai khác rồi.

Các bạn đang thêm thừa dấu ngoặc dẫn đến kết quả bị sai khác
Các bạn đang thêm thừa dấu ngoặc dẫn đến kết quả bị sai khác

Tổng hợp

Đông

Nan giải bài toán thiếu hụt lao động tại Nhật Bản

Nan giải bài toán thiếu hụt lao động tại Nhật Bản

Lực lượng lao động của Nhật đang dần mất đi theo thời gian, với tỉ lệ lao động tiềm năng giảm đi một nửa trong 2 thập kỷ qua.