Có những bài toán chỉ cần áp dụng công thức sẽ có kết quả, cũng có những câu hỏi chúng ta tìm hoài mà không ra đáp số. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bài toán rất đơn giản nhưng vì cho số liệu không hợp lý nên chỉ cần đọc lên đã phì cười.
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện một bài toán tiểu học "gây lú" cực mạnh. Cụ thể bài toán như sau: "Bạn Lan đi xe đạp từ nhà đến trường dài 7.200km với tốc độ là 12km/h. Hỏi bạn Lan phải đi bao nhiêu lâu để tới trường?".
Điều phi lý ở bài toán này nằm ở dữ kiện được cho ở đề bài. Quãng đường đi học của bạn Lan thậm chí còn dài gần gấp đôi đường bờ biển Việt Nam (khoảng 3.260 km). Nhiều netizen chia sẻ, với quãng đường dài như thế này Lan phải... đi máy bay hay tên lửa may ra mới đến trường kịp giờ học.
415499486_989754872504714_1872328205090143382_n |
Nếu bỏ qua tất cả sự vô lý ở dữ kiện đề bài, thì đây chỉ là một bài toàn tính vận tốc, quãng đường, thời gian hết sức đơn giản. Với công thức tính thời gian: t = s : v (trong đó, v là giá trị vận tốc chuyển động của vật, đơn vị km/h hoặc m/s; s là quãng đường vật đi được, đơn vị km hoặc m; t là thời gian vật chuyển động, đơn vị h hoặc m), ta có có phép tính sau:
t = 7200 : 12 = 600 (h).
Vậy tóm lại, Lan phải đi 600 giờ mới có thể đến được trường học. Nếu Lan đi cả ngày lẫn đêm với tốc độ không đổi, thì Lan phải mất 25 ngày mới đến trường đi học được.
Một số bình luận hài hước của cộng đồng mạng:
- Ôi Thương Lan quá, đi học mà mất hẳn 25 ngày cơ.
- Lan vất vả rồi, cố lên Lan nhé vì con chữ.
- Lan là tấm gương sáng lóa về nghị lực vươn lên. Ngưỡng mộ Lan!
- Con đường từ nhà tới trường nó còn dài hơn cả từ Bắc vào Nam luôn.
Nhiều người phỏng đoán bài toán này được tạo ra nhằm mục đích câu like, câu view vì số liệu đưa ra quá vô lý. Vậy nên mọi người chỉ tham khảo cho vui thôi nhé, nếu muốn cho con luyện tập về các dạng bài tính quãng đường, vận tốc, thời gian thì phụ huynh nên lựa chọn những bài có số liệu hợp lý hơn.
Tổng hợp
Bài toán tiểu học khiến cả cõi mạng tranh cãi, cô giáo chữa xong cũng không ai hiểu: Tại sao lại ra như vậy?
Đáp án chính xác của bài toán khiến nhiều người tranh cãi.