Bánh mì, Việt Nam
Món bánh mì baguette được bán trên đường phố ở khắp Việt Nam và được nhiều du khách nước ngoài đặc biệt yêu thích. Phiên bản bánh mì phổ biến nhất có phần nhân gồm pate làm từ gan lợn ăn kèm chả lụa, cà rốt bào sợi muối chua, rau mùi (ngò), sốt và một vài nguyên liệu khác như thịt nướng chẳng hạn.
Món bánh mì kiểu Pháp lần đầu tiên du nhập vào nước ta với bánh baguette kẹp bơ, mứt, thịt nguội hoặc chấm súp. Đến năm 1958, tiệm bánh mì đầu tiên ở Hòa Mã, Sài Gòn đã chính thức ra đời với nhiều nguyên liệu khác lạ như pate, thịt, chà bông, rau dưa chua...Đến 1970, bánh mì chính thức trở thành thương hiệu bánh mì Việt nhờ sự ra đời của lò nướng kín Nhật.
Năm 2011, bánh mì Việt được từ điển Oxford công nhận là một món ăn riêng. Từ năm 2012 trở đi, món bánh mì của chúng ta "càn quét" nhiều trang thông tin nổi tiếng như tờ The Guardian gọi bánh mì là "món sandwich ngon nhất thế giới", tạp chí National Geographic bình chọn bánh mì Việt là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.
Bánh mì còn đứng đầu danh sách 12 món ăn đường phố do Tạp chí du lịch Mỹ Conde’ Nast Traveler bầu chọn và lọt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới do Huffington Post bình chọn.
Pambazo, Mexico
Một trong những món ăn nhẹ nổi tiếng nhất đất Mexicoi là pambazo, một loại bánh sandwich đường phố, được cho là lấy cảm hứng từ hình dạng của một ngọn núi lửa ở Mexico. Phần bánh mì sẽ được 'nhuộm đỏ' sau khi ngâm trong nước sốt guajillo hơi cay, bên trong lf phần nhân gồm khoai tây, rau diếp, pho mát và kem.
Tramezzino, Ý
Sandwich kiểu Italy, được gọi là Tramezzino trong tiếng Italy, vẫn dùng miếng bánh cắt tam giác, loại bánh mềm, không vỏ, lớn hơn một chút so với kiểu của Anh nhưng nhân kẹp lại đa dạng hơn rất nhiều.
Bánh mì trắng nướng giòn tan ăn kèm cùng ô liu, cá ngừ, trứng luộc mềm, rau và nấm cục. Các quán bar trên khắp Venice đều thường phục vụ những đĩa tramezzini trong giờ ăn trưa.
Loại bánh này có vỏ bánh giòn tan, ruột mềm mại, ăn cùng các loại thịt, rau củ quả hầm nhừ và phô mai bào Parmigiano nổi tiếng của miền Trung Italy.
Shawarma, Trung Đông
Tên gọi của món ăn này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "quay". Biến thể phổ biến nhất của shawarma khi được đưa sang Địa Trung Hải và châu Âu chính là món doner kebab nổi tiếng ở Đức hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Về cơ bản nhân của shawarma là phần thịt tẩm gia vị nướng (thường là thịt gà, thịt cừu hoặc thịt bò) được nhét vào một chiếc bánh mì pita nhẹ, phủ lên trên những thứ như cà chua, hành tây và rau mùi tây, thậm chí có cả sốt tahini.
Muffaletta, New Orleans, Mỹ
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những người nhập cư Ý sau khi định cư ở New Orleans đã phát minh ra loại bánh sandwich New Orleans được làm từ những ổ bánh mì Sicily tròn, phủ vừng và có kích thước to. Bên trong muffaletta là các lớp ô liu xắt nhỏ, xúc xích Ý Genoa, giăm bông và nhiều loại pho mát khác nhau (thường có pho mát Thụy Sĩ và provolone).
Chivito, Uruguay
Tên của món bánh mì Uruguay này có nghĩa là "con dê nhỏ", nhưng phần thịt bên trong lại là những miếng bít tết thái mỏng (được gọi là churrasco), giăm bông, thịt xông khói ăn cùng rau diếp, sốt mayonnaise và phô mai mozzarella nấu chảy. Người ta thường đặt lên chivito một quả trứng chiên - để ăn no hơn.
Pan bagnat, Pháp
Pan bagnat - một loại bánh sandwich tương tự cũng có xuất xứ từ Nice ở miền Nam nước Pháp và được làm bằng cách sử dụng rượu cay de campagne. Bên trong kẹp các lớp rau sống, cá cơm, ô liu, trứng luộc chín thái mỏng, cá ngừ, dầu ô liu, muối và hạt tiêu.
Katsu sando, Nhật Bản
Thịt lợn được băm nhỏ, tẩm bột panko chiên giòn rồi nhét vào bánh mì trắng sữa Nhật Bản mềm mịn gọi là shokupan. Đây là một món ăn yōshoku (chịu ảnh hưởng của phương Tây), katsu sando thường được ăn kèm cùng bắp cải thái nhỏ và salad gà, trứng (tamago).
Smørrebrød, Đan Mạch
Là món ăn mang tính biều tượng của Đan Mạch nhưng smørrebrød cũng được yêu thích ở khắp vùng Scandinavia. Bánh mì lúa mạch đen được kết hợp ăn cùng cá trích cà ri hoặc ngâm chua, tôm nhỏ màu hồng hay trứng luộc cắt lát và thịt bò nướng quý hiếm phủ một lớp bơ.
Spatlo, Nam Phi
Bánh mì spatlo của Nam Phi (thường được gọi là kota, có nghĩa là 'phần tư') được làm từ một phần tư ổ bánh mì, xếp chồng lên nhau ăn cùng thịt và nhiều thứ khác. Bên trong có khoai tây chiên, pho mát, thịt xông khói, ba chỉ (bologna), xúc xích kiểu Nga, sốt atchar cay (làm từ xoài xanh) và một quả trứng chiên.
Cuối tuần không nhàm chán của các cư dân Vinhomes Grand Park