Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
-Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
-Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Sử dụng chỉ dẫn địa lý
Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây: Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Sơn Kova |
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
-Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
-Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
-Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
-Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý đồng âm
Vì chỉ dẫn địa lý thường là tên gọi của các vùng, khu vực hoặc lãnh thổ nên có thể tồn tại hiện tượng cùng tồn tại các chỉ dẫn địa lý giống nhau được dùng cho một sản phẩm cụ thể ở một thị trường cụ thể. Chính khả năng đồng tồn tại các chỉ dẫn địa lý có cách viết trùng nhau hoặc phát âm giống nhau có thể làm xuất hiện khả năng người tiêu dùng nhầm lẫn về xuất xứ thực sự của các sản phẩm đó.
Việt Nam bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm chỉ trên cơ sở đã xem xét cân nhắc cả 2 yếu tố:
-Chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
-Bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Để xem xét khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm, người nộp đơn phải cung cấp tài liệu thuyết minh về điều kiện sử dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý để bảo đảm khả năng phân biệt giữa các chỉ dẫn địa lý.
Bằng hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhiều nhà sản xuất/kinh doanh một loại đặc sản trong một khu vực địa lý xác định có thể cùng nhau xin phép Nhà nước đăng ký một chỉ dẫn địa lý để cùng sử dụng chung nhằm bảo vệ uy tín của đặc sản qua việc đảm bảo chất lượng đặc thù và nguồn gốc của đặc sản. Tương tự như đối với nhãn hiệu tập thể, sau khi đã thiết lập được vị thế của chỉ dẫn địa lý đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phát triển nhãn hiệu riêng của mình cùng với và dưới cái ô chỉ dẫn địa lý.
Bảo hộ quyền thương hiệu
Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, biểu tượng (logo), “hình ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.
Có thể tạm chia ra mấy đối tượng được gọi là thương hiệu như: Nhãn hiệu (ví dụ: Trung Nguyên, Vinamilk ...), Chỉ dẫn địa lý (ví dụ: Phú Quốc, Buôn Ma Thuột...), Tên thương mại (ví dụ: Công ty Cà phê Trung Nguyên, Công ty cà phê Đức Lập...).
Bảo hộ nhãn hiệu
Bảo hộ nhãn hiệu là hình thức phổ biến đối với mọi mặt hàng lưu hành trên thị trường. Chức năng của nhãn hiệu là dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ cùng loại của chủ thể này và chủ thể khác. Nhãn hiệu có thể bao gồm nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.
- Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Bảo hộ tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Việc bảo hộ thương hiệu mang giúp các nhà sản xuất có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Đồng thời, giúp nhà sản xuất duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng. Mặt khác, giúp tăng doanh số và lợi nhuận; đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu; chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).
Về phía cộng đồng, bảo hộ thương hiệu kích thích sự phát triển của nông nghiệp nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Phát triển các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch vùng; Tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh tế, ổn định kinh tế vùng. - Góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá, truyền thống.
Đối với người tiêu dùng, việc bảo hộ thương hiệu sẽ giúp người dùng sản phẩm biết được nguồn gốc của sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm, tránh các rủi ro từ việc sử dụng hàng hoá giả mạo, kém chất lượng.
Hội thảo khoa học “Công nghệ sơn Nano KOVA từ vỏ trấu”
Sáng nay (8/4), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học “Công nghệ sơn Nano KOVA từ vỏ trấu”.