Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam để huy động các nguồn lực để mua và sản xuất vaccine, đảm bảo an ninh vaccine của Việt Nam.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc xã hội hóa vaccine là chủ trương rất đúng đắn, cần thiết, thể hiện sự đồng sức, đồng lòng của các doanh nghiệp, cá nhân, người dân, chung tay cùng nhà nước.
Ông Phu nhấn mạnh xã hội hóa không có nghĩa là doanh nghiệp tự đi mua vaccine về tiêm cho công nhân, người lao động của họ mà đó là doanh nghiệp, người dân hỗ trợ thông qua Quỹ vaccine. Để vaccine COVID-19 được triển khai công bằng và hiệu quả, doanh nghiệp nhập khẩu vaccine phải tuân theo kế hoạch điều hành của Bộ Y tế đã trình Chính phủ.
“Vaccine là thuốc đặc biệt, phải có quy trình cấp phép, quy trình tiếp nhận, bảo quản từ nơi sản xuất đến khi nhập khẩu vào Việt Nam và sau đó tiêm cho người dân. Do đó, phải đảm bảo đúng quy định, phải qua những cơ quan mà được phép nhập khẩu vào để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn”- ông Phu nói.
Hiện nay, Chính phủ và Bộ Y tế đang điều tiết việc tiêm vaccine cho các đối tượng của Nghị quyết 21. Vì dịch diễn biến căng thẳng, Chính phủ đã quyết định ngoài nhóm lực lượng tuyến đầu, các công nhân ở khu công nghiệp, trước mắt là Bắc Giang, Bắc Ninh, sẽ được ưu tiên tiêm chủng trước, với số lượng 150.000 liều cho mỗi tỉnh. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ để hoàn thành tiêm chủng trong vòng 1-2 tuần cho hai địa phương này.
Công nhân cũng là lực lượng cần thiết phải bảo vệ sức khỏe. Khi xảy ra dịch trong khu công nghiệp, công tác phòng chống dịch sẽ vô cùng tốn kém.
Thông tin vải Lục Ngạn bị thương lái thu mua ép giá còn 2.000 đồng/kg là sai sự thật
UBND huyện Lục Ngạn khẳng định thông tin được đăng tải, lan truyền trên mạng xã hội ngày 27-5 là không đúng sự thật.