Bảng xếp hạng được dựa trên khảo sát khoảng 100.000 phụ nữ làm việc cho các tập đoàn tại 37 quốc gia. Các tập đoàn phải hoạt động tại ít nhất 2 trong 6 khu vực lục địa trên thế giới (châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Mỹ Latinh và Caribe, Bắc Mỹ và châu Đại Dương)
Đứng đầu danh sách là Hilton Worldwide Holdings (Mỹ), một công ty dịch vụ khách sạn lâu đời với 24 thương hiệu và hơn 8.300 cơ sở tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Công ty dịch vụ khách sạn Hilton Worldwide Holdings tại New York (Mỹ) |
Là lĩnh vực nam giới luôn chiếm phần lớn trong các vị trí lãnh đạo khiến nhân viên nữ gặp khó khăn trong việc tạo dấu ấn, thế nhưng tập đoàn Hilton được xem là nơi "tạo ra một môi trường hòa nhập, trao quyền cho tất cả các thành viên, bao gồm hàng nghìn phụ nữ tại các khách sạn và văn phòng trên thế giới".
Theo bà Laura Fuentes, Giám đốc nhân sự của Hilton, nhân viên nữ tại Hilton được khuyến khích chia sẻ ý tưởng chuyên môn của mình. "Mỗi ngày, những lao động nữ của Hilton giúp doanh nghiệp mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn thông qua những đóng góp của họ", bà chia sẻ.
Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng hỗ trợ sự phát triển và phúc lợi dành cho nhân viên thông qua các chương trình đào tạo và phát triển. Với các chương trình hàng đầu trong ngành như Guild Education, LinkedIn Learning cùng các sáng kiến phát triển đặc trưng của tập đoàn, các nhà lãnh đạo nữ tại đây có kỹ năng cần thiết để thăng tiến trong sự nghiệp và mở rộng kinh nghiệm.
Nhân viên nữ của Hilton Worldwide Holdings. |
Ngoài việc bồi dưỡng tài năng, truyền cảm hứng, tập đoàn Hilton cũng quan tâm đầu tư vào phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho nhân viên. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Wellthy và chương trình y học Parsley Health không chỉ cung cấp thông tin, tiêu chuẩn mà còn giải quyết các vấn đề sức khỏe của phụ nữ, bao gồm mãn kinh, tình trạng tự miễn dịch, sức khỏe tiêu hóa.
Đứng thứ 2 trong danh sách là công ty bảo hiểm tương hỗ của Pháp MAIF. Tại MAIF, các chương trình tuyển dụng và phát triển toàn diện cũng như cơ hội bình đẳng trong nghề nghiệp giữa nữ giới và nam giới được ưu tiên.
Nhân viên MAIF có cơ hội như nhau trong quá trình tuyển dụng và trong suốt sự nghiệp, bất kể nguồn gốc, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, khuyết tật hay bản dạng giới của họ. Công ty cũng đảm bảo trả lương bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, đồng thời đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử và quấy rối tình dục tại nơi làm việc thông qua các khóa đào tạo và hệ thống báo cáo được xác định rõ ràng.
Đội ngũ lãnh đạo trẻ của Công ty bảo hiểm tương hỗ MAIF của Pháp |
Nhà bán lẻ mỹ phẩm của Đức Douglas đứng thứ 3. Số liệu thống kê của công ty cho thấy điều này, với hơn 50% vị trí lãnh đạo do phụ nữ nắm giữ.
Bà Fiona Czerniawska, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty Source – một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn toàn cầu, cho biết các công ty tiến bộ đang nỗ lực đưa nhiều phụ nữ hơn vào các vị trí ra quyết định.
Để có được điều này, theo bà, các công ty cần cung cấp nhiều quyền lợi hơn cho chế độ nghỉ thai sản, chăm sóc trẻ em và sự linh hoạt tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, các công ty cần phải xóa bỏ khuôn mẫu coi đàn ông là những người có tư duy chiến lược, những người nghĩ ra những ý tưởng lớn, trong khi phụ nữ chỉ là những người thực hiện bởi trên thực tế, phụ nữ cũng có những ý tưởng hay nhưng họ ít phô trương mà chỉ tập trung hoàn thành công việc.
Lao động nữ và 'bài toán khó' cho nền kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ, nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang không hoạt động hết công suất. Một vấn đề cố hữu đang cản trở tham vọng siêu cường của Ấn Độ là tình trạng thiếu việc làm cho hàng trăm triệu người dân, đặc biệt là phụ nữ.