Sự ra đời và phổ biến của tủ lạnh giúp quá trình bảo quản thực phẩm thuận tiện hơn nhiều nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách. Thực tế, tủ lạnh không tạo ra môi trường vô trùng và không phải thực phẩm nào cũng nên bảo quản trong đó hoặc để quá lâu. Một số thực phẩm khi lưu trữ lâu ngày có thể sinh vi khuẩn, biến đổi thành chất độc gây hại, đặc biệt là với gan. Sau đây là 4 loại thực phẩm cần chú ý khi bảo quản trong tủ lạnh:
1. Các món đã nấu chín, đặc biệt là rau xanh
Khi thực phẩm đã nấu chín để trong tủ lạnh quá lâu, vi khuẩn và vi sinh vật dễ dàng sinh sôi khiến thực phẩm bị hư hỏng. Thực phẩm nấu chín bị hư hỏng, nhất là rau xanh sẽ sinh ra một lượng lớn nitrit, rất có hại cho cơ thể con người. Chúng có thể phá hủy huyết sắc tố của cơ thể, gây ra các triệu chứng như thiếu oxy và chóng mặt. Ngoài ra, nitrit còn có thể gây tổn thương gan và gây bệnh gan.
Rau xanh nấu chín để qua đêm trong tủ lạnh ăn vào có thể thành "thuốc độc" cho gan (Ảnh minh họa) |
Đặc biệt, có một số thực phẩm tuyệt đối không nên để qua đêm, dù đóng kín nắp trong tủ lạnh và được hâm lại khi ăn giống như rau xanh lá. Đó là hải sản, nấm, trứng luộc, khoai tây, các món canh súp nhiều gia vị… Chưa kể, các món đã nấu chín sau khi để lâu trong tủ lạnh còn dễ hư hại và sinh ra nấm mốc. Nếu ăn phải sẽ dẫn tới ngộ độc, nhiễm phải “đồng phạm” của ung thư gan aflatoxin
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như sữa, sữa chua, phô mai… Loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho và có tác dụng bổ sung canxi tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa dễ bị hư hỏng nếu bảo quản trong tủ lạnh quá lâu. Ví dụ như với sữa tươi sau khi mở nắp cũng nên sử dụng hết trong vòng 24 giờ dù để trong tủ lạnh.
Các sản phẩm sữa bị hư hỏng sẽ sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn, vi sinh vật. Chúng sẽ phân hủy protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác trong sản phẩm sữa và tạo ra một số chất có hại. Những chất độc hại này sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây tổn thương cho gan và gây ra các bệnh về gan. Vì vậy, khi ăn các sản phẩm từ sữa, chúng ta phải chú ý đến thời gian bảo quản, kiểm tra kỹ các dấu hiệu bất thường trước khi ăn để tránh ăn phải các sản phẩm từ sữa bị hư hỏng.
3. Trái cây
Bảo quản trái cây trong tủ lạnh giúp giữ tươi lâu hơn, nhưng nếu để quá lâu, trái cây vẫn có thể hỏng và sinh ra chất độc hại, nhất là cho dạ dày và gan. Trái cây để lâu trong tủ lạnh có thể tạo khí ethylene, làm trái cây nhanh chín, thối rữa, dẫn đến hư hỏng. Khi hỏng, trái cây sinh ra chất độc, đặc biệt là aflatoxin, gây tổn hại nghiêm trọng cho gan, dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.
Đặc biệt, để trái cây lâu trong tủ lạnh vẫn có thể khiến trai cây thối hỏng, nấm mốc và chứa chất độc. Nguy hiểm nhất là chất aflatoxin gây hại nặng nề cho gan. Khi chất này xâm nhập vào gan, nó sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nhưng chất độc này không thể được loại bỏ ngay cả khi bạn rửa thật sạch hay cắt bỏ phần dập nát, nấm mốc hay thối hỏng trong khi rất nhiều người không biết điều này và muốn tiết kiệm.
Trái cây để lâu trong tủ lạnh vẫn có thể bị hư hỏng, nấm mốc và gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa) |
4. Thủy hải sản
Nhóm thực phẩm thủy sản, hải sản rất đa dạng, ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng. Nhưng cũng chính vì giàu dinh dưỡng, nhất là protein nên khi loại thực phẩm này được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu sẽ dễ sinh ra chất gọi là histamine. Đây là chất độc hại có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, hệ tim mạch… và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, histamine còn có thể gây kích ứng gan và gây ra các bệnh về gan.
Vì vậy, khi ăn thủy hải sản chúng ta phải cố gắng lựa chọn loại tươi sống và chú ý đến thời gian bảo quản. Hãy cố gắng ăn chúng càng sớm càng tốt, ngay cả ở ngăn đông. Đặc biệt, hải sản sau khi nấu chín cũng không nên để qua đêm dù là trong tủ lạnh khi đã đóng kín nắp và hâm lại khi ăn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Docto
Nhà khoa học Việt phân lập thành công hợp chất kháng ung thư từ vi nấm biển
Kết quả nghiên cứu khẳng định tiềm năng lớn của vi nấm biển từ vùng biển Khánh Hòa, mở ra cơ hội ứng dụng trong điều trị ung thư.