Đi làm gặp sếp tồi là cảm giác thế nào?
Một trong số đó là nỗi khổ của người làm công ăn lương chính là làm việc dưới quyền người sếp tồi. Trong Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi (Marry My Husband), đôi bạn thân Kang Ji Won (Park Min Young) và Jung Soo Min (Song Si Yun) làm việc chung nhóm dưới quyền người quản lý là Kim Kyung Wook (Kim Jong Hee).
Dù là sếp nhưng Kyung Wook lại là kẻ bất tài, không có kiến thức chuyên môn và không bao giờ đối xử công bằng giữa các nhân viên. Không những thế, anh tả còn coi thường phụ nữ, tính cách khó ưa.
Kim Kyung Wook |
Khi Ji Won đề xuất dự án rất có tiềm năng thì anh ta liền gạt đi, mắng cô xối xả giữa văn phòng. Chỉ vài ngày sau, Soo Min xin bản kế hoạch từ người bạn thân đem về đổi tên rồi trình lên thì lại được Kyung Wook khen ngợi. Sự khác biệt này là do Ji Won không biết cách ăn diện, nịnh nọt sếp còn Soo Min biết làm nũng, lấy lòng đối phương.
Kyung Wook có thể thăng tiến và làm sếp chỉ đơn giản là nhờ lợi dụng thành quả của người khác kết hợp tính cách thượng đội hạ đạp. Với cấp trên, ta luôn khúm núm bợ đỡ nhưng với cấp dưới chỉ thích quát mắng người khác.
Về cơ bản, Kyung Wook luôn tìm cách dìm Ji Won vì nhận thấy cô là người thông minh, có năng lực. Cũng chính vì vậy mà dù rất giỏi, làm việc chăm chỉ đến kiệt sức nhưng Ji Won không thể thăng tiến, vẫn chỉ làm nhân viên bình thường trong khi Soo Min lại trở thành quản lý.
Kyung Wook chấp thuận mọi yêu cầu của Soo Min vì cô ta biết nịnh nọt, liếc mắt đưa mày với sếp |
Trường hợp của Ji Won chính là ví dụ điển hình cho tầm quan trọng của việc chọn sếp. Nếu Kyung Wook là một người có năng lực, công tư phân minh và không huênh hoang dị hợm thì chắc chắn sự nghiệp của Ji Won đã khác, cuộc đời cô cũng không nhiều bi kịch đến thế.
Người ta không thể chọn bố mẹ nhưng có thể chọn sếp
Tỷ phú Jack Ma từng dành lời khuyên cho người trẻ: “Nếu các bạn 20 - 30 tuổi, đừng nên đi tìm một công ty lớn, mà hãy đi tìm một người sếp tốt. Một ông sếp tốt thì tốt cho sự nghiệp của bạn hơn là một công ty tốt”. Điều này một lần nữa khẳng định ảnh hưởng của người sếp tốt.
Không ít người lại so sánh việc chọn nhầm sếp giống như cưới nhầm chồng. Bởi lẽ trong cuộc sống hiện đại và công việc bận rộn, đôi khi người ta gặp sếp và đồng nghiệp nhiều hơn gặp gia đình. Vì vậy có một người sếp đáng tin cậy cực kỳ quan trọng, không chỉ trong công việc hàng ngày mà còn cả với sự nghiệp cá nhân.
Khi phát hiện mình đã chọn nhầm sếp, có người sẽ cắn răng chịu đựng, cố gắng làm tốt hơn nữa như Ji Won. Nhưng sự thật là dù cô có làm tốt đến mấy thì cũng không thể khiến sếp hài lòng.
Kyung Wook mắng Ji Won xối xả giữa văn phòng |
Ngược lại, ngày càng nhiều người thẳng thắn tuyên bố đi làm vì muốn gặp được sếp tốt chứ không phải vì công ty tốt hay công việc tốt. Vì vậy mà “Người ta không thể chọn bố mẹ nhưng có quyền chọn sếp” trở thành quan điểm được hội làm công ăn lương trong đồng tình.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Trong đời mình, bạn được phép đưa ra bao nhiêu lựa chọn sai lầm? Thực sự không nhiều.
Nếu gặp người sếp không tử tế, vừa ra trường đi làm đã phải thay công việc nhiều lần thì cơ hội thành công đã giảm đi rất nhiều. Ngược lại, nếu gặp người sếp tốt ở trong một công ty tốt có thể đem đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển năng lực, sự tự tin và giúp đỡ nhiều hơn. Ngay cả khi đó không phải là công ty tốt nhưng bạn vẫn gặp được sếp tốt, bạn cũng sẽ nhận được nhiều bài học từ họ.
Tóm lại, đừng quên rằng lựa chọn được người sếp tốt là một trong những quyết định quan trọng nhất trên đời.
Nổi da gà với kiểu bạn thân trong Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi: Ngoài mặt ngọt như đường, bên trong chỉ muốn "đánh cắp" cuộc đời người khác
Là bạn thân nhưng chỉ khi bạn làm việc gì đó không tốt hoặc thất bại thì họ mới thấy dễ chịu thì có đáng được gọi là tình bạn không?