Nguyễn Đình Long (sinh năm 1992), quê ở Hải Phòng từng học ngành kỹ sư điện nhưng lại luôn thích làm nông nghiệp. Anh đã quyết định đi không công ở một số công ty nông sản để có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế.
Sau đó anh đã tự kinh doanh lĩnh vực này với mặt hàng bí đỏ sấy khô. Thời điểm lập nghiệp Long chỉ có 200 triệu đồng, anh vay mượn bạn bè và người thân thêm để bắt đầu kế hoạch.
Khi có đơn hàng xuất đi Hàn Quốc, anh Long bắt tay xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với bà con nông dân ở nhiều vùng để tránh rủi ro như Hòa Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Lạng Sơn, Sơn La... Trung bình mỗi sào bí cho khoảng 1,8-2 tấn bí tươi. Anh lựa chọn những mặt hàng chất lượng nhất. Anh tìm đối tác chuyên về sấy khô ở Ninh Bình và Hải Dương để hợp tác mở xưởng sấy.
Bí đỏ sấy khô, |
Riêng năm 2019, anh đã xuất khẩu 16 container với 80 tấn bí đỏ sấy sang Hàn Quốc với doanh thu hơn 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên anh chỉ sản xuất duy trì 3 container.
“Phía đối tác Hàn Quốc muốn đặt nhà máy nhỏ ở Việt Nam và mang công nghệ của họ sang cùng với tôi sản xuất, chế biến bí đỏ thành sản phẩm tinh có thể sử dụng luôn để vừa tiêu thụ trong nước và vừa xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, dù máy móc đã được chuyển sang và đặt tại Hải Phòng nhưng kế hoạch này phải chuyển sang năm 2021 do dịch bệnh”, anh Long tiết lộ.
Ngoài bí đỏ sấy, anh còn làm đậu đũa muối chua xuất khẩu sang Đài Loan. Có thời điểm doanh thu hơn 700 triệu đồng.năm. Dù vậy đây là món ăn khá tốn công sức nên năm nay anh đã tạm dừng.
Đậu đũa muối chua xuất sang Đài Loan |
Nông trại của Long còn liên kết với các trường học, trung tâm, câu lạc bộ.... có nhu cầu hoạt động trải nghiệm cho các cháu nhỏ để tăng thu nhập.
Dự định của anh Long là sẽ phát triển sâu rộng mô hình farm và cùng đối tác Hàn Quốc xây dựng, phát triển nhà máy chế biến sản phẩm nông sản, hứa hẹn cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước nhiều sản phẩm chất lượng.
Để đảm bảo tránh được rủi ro anh tính toán khá kỹ các vấn đề như công nghệ, nghiên cứu chế biến sâu, tiền gióng, phân bón, kỹ thuật để đầu tư cho nông dân trồng vùng nguyên liệu nhưng có lúc thời tiết không thuận lợi... Chưa kể là vấn đề chế biến cũng là thử thách vì cần phải làm sao cho ra được sản phẩm màu sắc chất lượng, đạt tiêu chuẩn.
Anh chia sẻ: “3 container bí sấy bị hỏng sạch do sốc nhiệt dẫn đến hỏng màu. Khi bí được sấy xong từ buồng mang ra phòng bảo quản nhiệt độ mát, vì chưa có kinh nghiệm nên tôi đã để bí bị sốc nhiệt, màu sắc xấu đi dù chất lượng vẫn đảm bảo.
Đối tác yêu cầu rất nghiêm ngặt về màu sắc sản phẩm nên cả 3 container bí sấy đó đều không thể xuất được, thiệt hại khá nặng, hơn 1,2 tỷ đồng. Sau lần thất bại này, tôi cũng đã rút thêm kinh nghiệm cho mình”.
“Trong quá trình làm, nếu gặp khó khăn thì không nên nóng vội khi chưa có kinh nghiệm. Quan trọng là cần cẩn trọng, học hỏi kiến thức từ thực tế...”, chàng trai trẻ nói.
Thanh niên Hà Nội thu tiền tỷ mỗi năm nhờ vào nghề nuôi côn trùng
So với trồng trọt, chăn nuôi truyền thống, hiệu quả từ việc nuôi những con côn trùng mang lại hiệu quả kinh tế cao.