Chồng đưa tiền mẹ đẻ giữ để rồi sự ra đi đột ngột của bà khiến số tiền 4 tỷ của anh ấy có nguy cơ mất trắng

Tôi đã làm gì sai để chồng không tin tưởng giao tiền cho giữ mà phải gửi mẹ đẻ?

Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay là 16 năm, có với nhau 2 mặt con, nhà cửa đầy đủ. Ngôi nhà là của chồng tôi mua từ thời chưa lấy vợ nên là tài sản thuộc về anh ấy và mẹ con tôi chỉ là ở nhờ. Nếu chẳng may vợ chồng ly hôn thì tôi ra đi tay trắng.

Nhưng tôi chẳng quan tâm đến chuyện nhà cửa, tôi chỉ muốn chăm sóc các con thật tốt, yêu thương chồng hết lòng và làm người con dâu hiếu thảo là đủ. Lúc mới lấy nhau, tôi từng hỏi lương của chồng là bao nhiêu nhưng anh đắn đó suy nghĩ một lúc rồi nói ra một con số.

Nhìn thái độ của chồng là tôi biết anh không vui vẻ chuyện tiết lộ lương cho vợ biết nên từ đó về sau không bao giờ tôi mở miệng hỏi lương chồng. Hàng tháng anh đưa cho tôi nhiều thì chi tiêu nhiều, ít thì chi ít, tôi cũng không đòi hỏi thêm.

Bởi lương tôi cũng đủ chi cho con cái và tiết kiệm. Tôi hi họng tiền lương của chồng tích lũy được sẽ dùng vào những việc lớn như ốm đau bệnh tật, tai nạn hay chuyện học đại học của các con.

2 tuần trước, mẹ chồng tôi bị tai nạn khi đến nhà con gái chơi. Lúc nhập viện bà đã bất tỉnh, dù được bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng vẫn không qua khỏi và bà ra đi mãi mãi.

Sau khi mẹ mất thì anh cả tìm thấy trong tủ có một cuốn sổ tiết kiệm 4 tỷ đứng tên bà nội. Mọi người rất kinh ngạc, không hiểu mẹ chồng làm gì mà có nhiều tiền thế. Ngày trước ông bà làm công nhân và nghỉ hưu mất sức. Lương của ông bà nuôi được 5 người con đã là giỏi lắm rồi, làm gì có khoản tiền lớn như thế mà tiết kiệm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lúc mọi người đang ngồi phân tích số tiền khủng mà mẹ chồng đang sở hữu thì chồng tôi bất ngờ lên tiếng:

"Đó là tiền của em gửi mẹ giữ suốt 16 năm nay. Bây giờ bà mất rồi thì em lấy về, mọi người đừng đoán già đoán non nữa mà mất thời gian".

Lúc chồng tôi đang định lấy lại cuốn sổ thì anh cả chặn lại yêu cầu đưa ra bằng chứng, nếu không thì số tiền sẽ thuộc về của chung và được chia đều cho 5 anh chị em trong nhà.

Nghe anh cả nói vậy, chồng tôi nóng mặt nói là tháng nào cũng gửi mẹ từ 20 đến 30 triệu, chẳng lẽ con đưa tiền cho mẹ giữ lại yêu cầu bà phải viết giấy nhận tiền có chữ ký sao?

Cho dù chồng tôi đứng trước bàn thờ của mẹ thề thốt đủ lời để lấy lại số tiền nhưng các anh chị vẫn không đồng ý và kiên quyết chia đều số tiền đó.

Không thể cãi lời của anh cả, chồng tôi trở về nhà cay cú tức giận hất văng cả bộ ấm chén trên bàn xuống nền nhà. Trong lúc chồng nóng giận, tôi cũng tức lắm nhưng không dám nói gì chỉ sợ "đổ thêm dầu vào lửa".

Đến buổi tối, anh ấy hạ hỏa thì tôi mới nói suy nghĩ của bản thân. Là vợ chồng ăn chung mâm cơm, ngủ chung giường, lúc anh ốm đau bệnh tật thì chỉ có vợ ở bên chăm sóc, lo lắng. Sống với nhau từng đó năm mà anh lại tin mẹ hơn vợ để rồi số tiền do mồ hôi nước mắt khó khăn lắm mới tích lũy được lại phải chia đều cho các anh chị trong nhà. Tiền không lấy lại được mà làm cho anh em thêm mâu thuẫn hằn thù lẫn nhau.

Ở ngoài anh là sếp quản người khác, vậy mà về nhà anh không phân biệt ai là người đáng tin cậy sao. Tôi nói với giọng ấm ức, còn chồng gục đầu chán nản nghĩ cách lấy lại toàn bộ số tiền đã gửi mẹ chồng.

Dung Nguyễn

Nhận bài tập vẽ gia đình 4 người của học sinh, cô giáo mặt tái xanh, lập tức nhấc điện thoại gọi cho phụ huynh

Nhận bài tập vẽ gia đình 4 người của học sinh, cô giáo mặt tái xanh, lập tức nhấc điện thoại gọi cho phụ huynh

Nhiều ý kiến cho rằng cô giáo đã quan sát được vấn đề tâm lý của trẻ qua những nét vẽ.