Cộng đồng doanh nghiệp muốn cùng Chính phủ tìm nguồn cung vaccine Covid-19

Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho rằng, Việt Nam cũng có thể học hỏi chương trình tiêm vaccine tư nhân song song.

Bà Đỗ Hồng Hạnh - thành viên Vitas cho biết, trong liên minh hiệp hội doanh nghiệp Việt - Mỹ có đơn vị sẵn sàng đứng ra kết nối với các hãng sản xuất vaccine, đảm bảo, chịu trách nhiệm đưa hàng về Việt Nam, sau khi vaccine được cơ quan y tế kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn mới thanh toán. Nếu Chính phủ mở ra cơ chế cho phép khu vực tư nhân (doanh nghiệp trong nước, FDI) tham gia cùng tìm, thương thảo và đàm phán mua thì quá trình tiếp cận vaccine của Việt Nam có thể sẽ nhanh hơn.

"Doanh nghiệp chia sẻ chi phí, tìm kiếm nguồn vaccine nhưng nguyên tắc xuyên suốt là Bộ Y tế kiểm định chất lượng, cấp phép lưu hành vaccine và triển khai các hoạt động liên quan tới tiêm chủng", bà nói.

Cộng đồng doanh nghiệp muốn cùng Chính phủ tìm nguồn cung vaccine Covid-19

Ông Nguyễn Hồng Uy - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhìn nhận, ngân sách khó có thể chi trả được hết cho mọi người dân, vì vậy Chính phủ nên cho phép xã hội hóa, tiêm vaccine trả phí với các đối tượng thu nhập cao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tập đoàn lớn tự nguyện trả chi phí tiêm vaccine cho nhân viên.

Bà Đỗ Thị Thuý Hương - Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho rằng, Việt Nam cũng có thể học hỏi và áp dụng triển khai chương trình tiêm vaccine tư nhân song song và độc lập với chương trình tiêm của Chính phủ. 

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, ngoài biện pháp 5K, xét nghiệm và khoanh vùng cách ly, thì vaccine vẫn là giải pháp căn cơ nhất hiện nay. Các doanh nghiệp mong muốn được chung tay, "chia lửa" cùng Chính phủ, chia sẻ chi phí liên quan đến việc tiêm chủng cho người lao động.

Ông Trần Đức Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta tha thiết, Chính phủ nên nghiên cứu, có cơ chế cho phép doanh nghiệp tham gia mua, tiêm vaccine trả phí bởi tính ra chi phí tiêm này rẻ hơn nhiều so với chi phí xét nghiệm.

Bà Đỗ Thị Thuý Hương - Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho rằng, lực lượng tuyến đầu chống dịch cần được ưu tiên số 1. Sau đó nên ưu tiên cho đối tượng công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp và nên cho phép doanh nghiệp tham gia mua, tìm nguồn vaccine hoặc tiêm vaccine tự trả chi phí. Nhà nước phải giữ vai trò điều tiết, thống nhất quản lý vaccine và giám sát quy trình tiêm chủng; còn doanh nghiệp chỉ hỗ trợ kinh phí, đàm phán mua.

Chính phủ cần có sự thống nhất mẫu giấy chứng nhận vaccine, trao đổi với các quốc gia, để các bên công nhận lẫn nhau "hộ chiếu vaccine" này, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giao thương, vận chuyển hàng hoá và đi lại.

Ông Nguyễn Hồng Uy cho rằng, cần phân loại tiêm chủng theo mức độ ưu tiên dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, nguy cơ mắc bệnh và kinh tế. Ông Uy đề xuất chia các đối tượng cần tiêm theo 3 mức độ ưu tiên, vừa đảm bảo mục tiêu kiểm soát dịch bệnh tối đa, mà vẫn bảo vệ được kinh tế là khu công nghiệp có mặt hàng thiết yếu, khu công nghiệp nguy cơ thấp, các doanh nghiệp nhỏ lẻ...i.

Thanh Mai

Amazon chi 8,45 tỷ USD mua xưởng phim huyền thoại MGM cạnh tranh Netflix

Amazon chi 8,45 tỷ USD mua xưởng phim huyền thoại MGM cạnh tranh Netflix

Thương vụ này là thương vụ mua lại lớn thứ hai của Amazon. Trước đó, vào năm 2017 họ đã trả 13,7 tỷ USD cho Whole Foods.