Công ước Berne ảnh hưởng đến ngành xuất bản Việt Nam như thế nào?

15 năm sau ngày tham gia Công ước Berne, thị trường xuất bản Việt Nam đã thật sự trở nên sôi động. Hàng trăm nhà xuất bản, công ty xuất bản và phát hành sách ra đời và cạnh tranh mạnh mẽ, nhờ đó cơ hội ra sách của người viết bung nở, thúc đẩy cảm hứng sáng tạo.

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được 10 nước châu Âu cùng ký năm 1886 tại Bern (Thụy Sĩ). Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: Không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền nghĩa là những quốc gia nào tham gia công ước sẽ công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại quốc gia khác cũng tham gia Công ước.

Công ước Berne được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo từ năm 1878. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Theo sáng kiến của Hội nhà văn Pháp, một Hội nghị Văn chương Quốc tế do nhà văn Victor Hugo làm chủ tịch đã được tổ chức ở Paris, với sự tham dự của các nhà văn trong và ngoài nước, các đại sứ và bộ trưởng của nhiều nước từ Châu Âu, Châu Mỹ, thảo luận về vấn đề xây dựng một bộ luật quốc tế nhằm bảo vệ quyền sở hữu đối với các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Các hội thảo về công ước được tổ chức lấy ý kiến mỗi năm một lần. Đến tận năm 1886, tức là 8 năm sau công ước này mới thực sự ra đời.

 Công ước Berne ảnh hưởng đến ngành xuất bản Việt Nam như thế nào?

 Công ước Berne đã được sửa đổi vài lần nhưng vẫn được dùng cho đến ngày nay. Theo đó việc in ấn sao chép tự do các tác phẩm nước ngoài sẽ không được chấp nhận, mà phải được sự đồng ý của tác giả thông qua việc ký kết các hợp đồng với các điều khoản bảo hộ quyền lợi của tác giả mạnh mẽ nhất.

Trước xu hướng chung, năm 1999 Bộ Văn hóa - Thông tin đã đệ lên Chính phủ Tờ trình về việc tham gia Công ước Berne. Vậy nhưng, để trở thành thành viên chính thức cua Công ước Viêt Nam cũng mất một quãng dài để chuẩn bị. Luật về xuất bản trong nước lúc đó còn những hạn chế, chưa phù hợp để gia nhập Công ước. Và muốn gia nhập được công ước này trước tiên cần phải có những sửa đổi luật trong nước để có thể thực hiện Công ước hiệu quả sau khi gia nhập.

Ngày 26/7/2004, Chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne, trở thành thành viên thứ 156 của Công ước này. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26/10/ 2004.

Từ sau khi gia nhập Công ước này, ngành xuất bản Việt Nam có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Sau 15 năm trở thành thành viên của công ước, ngành xuất bản Việt Nam đã từng bước hội nhập với nền xuất bản thế giới.

Có thể nói rằng, Công ước Berne đã làm nền xuất bản Việt Nam biến động sâu sắc. Minh chứng rõ nhất là sự ra đời và phát triển vượt bậc của các công ty tư nhân. Những cái tên như Trí Việt, Phương Nam, Nhã Nam, Alpha Books, Đông A, Thái Hà, Đinh Tị… ra đời với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. Nhưng cái thay đổi đặc biệt sâu sắc đó chính là tư duy xuất bản. Nếu trước đây, các nhà xuất bản phần lớn chỉ in sách trong nước thì nay, nhu cầu xã hội đã đòi hỏi hơn rất nhiều. Bài toán đặt ra cho các Công ty chuyên về xuất bản là muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội, bắt kịp với nhịp độ xuất bản của thế giới thì phải mua bản quyền các tác phẩm của nước ngoài phục vụ cho xuất bản. Các nhà xuất bản đã lựa chọn các đầu sách từ văn học, khoa học, kỹ năng sống đến kinh tế, thiếu nhi, phù hợp với tiêu chí của mình để mua bản quyền. Rất nhiều đầu sách chỉ vào tháng sau khi ra mắt bản gốc trên thế giới đã được xuất bản tại Việt Nam.

 Công ước Berne ảnh hưởng đến ngành xuất bản Việt Nam như thế nào?

 Nhờ có Công ước Berne các nhà xuất bản buộc phải chuyển mình để vượt qua thử thách tồn tại hay là chết trong cơ chế thị trường. Một cuộc thanh lọc cá nhà xuất bản đã diễn ra, trong đó các công ty tư nhân và nhà nước cũng có sự chuyển mình khác nhau rõ rệt. Các nhà xuất bản khối tư nhân nhanh chóng chuyển mình, tìm hiểu các quy định về luật pháp quốc tế về bản quyền và nhanh chóng bắt tay với các đại lý bản quyền trên thế giới thì nhiều nhà xuất bản khối nhà nước chưa có sự nhanh nhạy, không kịp chuyển mình trước thử thách cam go của thị trường xuất bản.

Ngoài một số ít nhà xuất bản chuyển mình nhanh, phù hợp với xu thế toàn cầu như: Trẻ, Kim Đồng, Giáo dục, Phụ Nữ... phần lớn các nha xuất bản trở nên lép vế trước các đơn vị tư nhân, thu gọn hoạt động, vừa song song làm sách, vừa liên kết xuất bản với các công ty tư nhân. Thậm chí có những nhà xuất bản, doanh thu từ cấp giấy phép có khi chiếm một nửa hoặc hơn.

Thị trường xuất bản phát triển, kéo theo vị thế của tác giả được nâng cao rõ rệt. Hoạt động mua bán bản quyền với các tác giả trong nước cũng sôi nổi đa dạng, bản quyền trong nước ngày càng minh bạch. Đã có những vi phạm bị khởi kiện và phải bồi thường. Điển hình là Nhà xuất bản Giáo dục, từ 2014, theo đề nghị của Hội Nhà văn Việt Nam, đã thực hiện trả tác quyền cho các tác giả có tác phẩm dùng trong sách giáo khoa.

Sự cạnh tranh mang tính chất sống còn khiến các đơn vị xuất bản phải nghiêm túc, chuyên nghiệp và kỹ càng hơn. Sự đầu tư, chăm chút được thể hiện từ khâu biên tập kỹ càng, hình thức mỹ thuật được đầu tư sinh động đa dạng với nhiều cách thể hiện mới mẻ để thu hút người mua.

Nhiều tác phẩm được xuất bản trong khoảng chục năm trở lại đây đã trở hiện tượng của xuất bản. Chẳng hạn như ngay sau khi xuất bản, Harry Porter trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, và ở Việt Nam tác phẩm này cũng nhanh chóng trở thành tác phẩm đứng hàng best-seller, có mặt trên giá sách của nhiều gia đình, nhất là lứa tuổi học sinh. Hay như Nhật ký Đặng Thùy Trâm xuất bản năm 2005 – sau khi xuất bản đã bán được hơn nửa triệu bản, trở thành một trong mười sự kiện văn hóa của năm. Ngoài ra có thể kể đến những tác phẩm như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh (NXB Trẻ), Trên đường băng - Tony Buổi sáng (NXB Trẻ), Nhà giả kim - Paulo Coelho (Nhã Nam), Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu - Rosie Nguyễn (Nhã Nam), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo (First News)... trở thành những cuốn sách bán chạy, nhiều người tìm đọc.

 Công ước Berne ảnh hưởng đến ngành xuất bản Việt Nam như thế nào?

15 năm sau ngày tham gia Công ước Berne, thị trường xuất bản Việt Nam đã thật sự trở nên sôi động. Hàng trăm nhà xuất bản, công ty xuất bản và phát hành sách ra đời và cạnh tranh mạnh mẽ, nhờ đó cơ hội ra sách của người viết bung nở, thúc đẩy cảm hứng sáng tạo.

Bên cạnh đó, chủng loại sách xuất hiện cũng ngày càng đa dạng phong phú; đặc biệt dòng phi hư cấu phát triển mạnh với nhật ký, du ký, bình luận xã hội, tạp bút, tiểu luận, sách tranh, sách kể chuyện với ảnh...

15 năm - một chặng đường chưa thể nói là dài, nhưng sự phát triển của xuất bản Việt Nam lại đạt đến tốc độ đáng kinh ngạc. Nền xuất bản đã góp phần không nhỏ vào việc cập nhật các giá trị tri thức, văn hóa thế giới cho người đọc trong nước. Đồng thời, sự phát triển của xuất bản trong nước đã thúc đẩy lòng yêu sách của xã hội, và là nguồn động viên, cảm hứng sáng tác cho người viết.

Phạm Ngọc

Cuốn sách Lê la quán xá quê nhà trình làng bạn đọc

Cuốn sách Lê la quán xá quê nhà trình làng bạn đọc

Tác giả Nguyễn Hữu Tài vừa ra mắt cuốn sách “Lê la quán xá quê nhà” đến đọc giả cả nước.

Đọc nhiều nhất