Đau lòng khoảnh khắc bé trai 3 tuổi ra đi trước mặt bố mẹ: Mẹ nhớ con lắm, mẹ đau lắm con ơi!

Những lời chia sẻ của người mẹ khi con trai đã ra đi mãi mãi khiến không ai có thể cầm lòng được.

Nếu cha mẹ chết đi, người đó trở thành mồ côi. Nếu vợ hoặc chồng chết đi, người ấy trở thành góa. Nhưng không có từ nào để nói về việc con trẻ chết đi cả. Vì nỗi đau ấy quá lớn để gọi thành tên, để có thể đặt được cho nó một cái tên.

Chỉ ai đã làm mẹ rồi mới thấu hiểu con quan trọng đến thế nào, hơn cả sinh mệnh của chính bản thân mình. Thế nên, đối với những bậc phụ huynh, sự ra đi của con trẻ dù vì lý do gì cũng gây nên cú sốc tâm lý quá lớn, cả cuộc đời sẽ chẳng thế nào quên. 

Thế nên, khi đọc những dòng tâm thư của người mẹ cho em bé 3 tuổi đã ra đi mãi mãi, ai nấy đều rưng rưng, không thể cầm được nước mắt. 

"Không thể ngờ một đứa bé 3 tuổi khoẻ mạnh nhanh nhẹn lại có thể ra đi vì đột quỵ. Mẹ mang nặng đẻ đau con ấy vậy mà ông trời cướp con đi chỉ trong vòng 3s. Chẳng ai có thể đau bằng mẹ vì chính mắt mẹ thấy con ra đi lúc 12h đêm hôm ấy. Tất cả là tại mẹ chủ quan, trưa cô giáo nói Tôm ngủ dậy có đi ngoài ra quần. Đó là triệu chứng đầu tiên khi đi ngoài hoặc tiểu không kiểm soát trong khi mỗi khi con đi ngoài con đều tự giác đi.

Tối về con vẫn chơi, ăn khoẻ và chủ động đi vệ sinh bình thường nhưng con ít nói hơn mọi hôm một chút. Khoảng 22h rưỡi con đòi đi ngủ trong khi bình thường 23h bắt con đi con vẫn thức. Con hôm ấy ngoan lạ thường không đòi không quấy mẹ nằm trong vòng tay mẹ ngủ đc 30 phút thì bắt đầu chồm dậy nói "đi đớ di đớ đi đớ".

Bức ảnh chụp chung cuối cùng của cả nhà. Có tay mẹ, tay bố và tay con
Bức ảnh chụp chung cuối cùng của cả nhà. Có tay mẹ, tay bố và tay con

Là một người mẹ, hiểu được ý con nói đi đ:ái nhưng lại nghĩ con nói mớ nên bảo con cứ đi ra bỉm nhé. Rồi lại ôm con vào lòng. Nhưng nào đâu biết đấy là biểu hiện của đột quỵ (lưỡi bị cứng khó phát âm). Từ biểu hiện này chỉ khoảng 30 phút vàng là cứu được con mà mẹ không biết. Sau khi con nói mớ khoảng 30 phút, thì con quay vào trong ngủ rồi đột nhiên quay ra mẹ nằm úp người xuống cổ cong lên, tay cong lên, con nấc 2 tiếng mặt tái nhợt môi tím ngắt, lưỡi lè ra và rồi con đi mãi mãi. Mặc dù mẹ đã vội vàng đưa con đi trạm xá sơ cứu.

Ôi đồng tử giãn ra người con tím ngắt. Bác sĩ bảo không cứu được rồi, mẹ vẫn hi vọng lại tiếp tục vội vàng bắt taxi lên tuyến trên, bác sĩ hết mình sơ cứu con 1 tiếng rưỡi nhưng kết quả là vẫn viết cho con 1 hồ sơ bệnh tử. 

Đi đường về, mũi mồm con đều chảy máu, người con tím ngắt, bụng to dần mẹ vẫn bảo bố: "Anh đừng dừng anh hô hấp ấn ngực con đi con đã mất đâu mà anh dừng". Mẹ hôn trán con, tay vẫn ủ ấm chân và mặt cho con. Về đến nhà mẹ vẫn hi vọng con còn nhưng đến lúc con vào trong quan, mẹ mới buông xuôi thật sự.

Con trai của mẹ, ngày này mẹ cả đời không bao giờ quên. Lòng mẹ đau như cắt con à. Mẹ viết dòng này phải mất 3 tiếng đồng hồ. Mẹ đau nhưng mẹ vẫn phải viết vì mẹ không muốn thêm một em bé nào bị ra đi đau lòng như con. Mẹ muốn cho tất cả người mẹ trên thế giới biết rằng đột quỵ lứa tuổi nào cũng có thể xảy ra. Mặc dù mẹ hiểu kiến thức về đột quỵ nhưng mẹ lại không nghĩ rằng bé như con lại có thể bị.

Con tôi khoẻ mạnh, trắng trẻo, nhanh nhẹn ai cũng thương. Dẻo miệng lắm. Đi khám định kì bác sĩ nào cũng khen khoẻ mạnh chẳng thiếu chất gì. Con ra đi lúc con khoẻ mạnh ăn no, ngủ kĩ.

Mẹ thương con lắm. Mẹ nhớ con lắm. Mẹ đau lắm con ơi...".

Những lời tâm sự của người mẹ khiến nhiều người rơi nước mắt. Phải trong hoàn cảnh đó mới hiểu người mẹ đã đau đớn và bất lực đến như thế nào. Qua đó người mẹ cũng mong cha mẹ hãy luôn để ý tới con mình, không nên chủ quan trong bất kì tình huống nào. Mọi người gửi lời động viên đến người mẹ dù biết rằng nỗi đau này sẽ còn day dứt và mang theo cả một cuộc đời. 

An Chi

Từng nghèo đến nỗi phải để con cho chồng cũ nuôi, bị con từ mặt: Sao Việt này giờ khá giả, có quan điểm dạy con cực thấm

Từng nghèo đến nỗi phải để con cho chồng cũ nuôi, bị con từ mặt: Sao Việt này giờ khá giả, có quan điểm dạy con cực thấm

Mới đây, nữ diễn viên chia sẻ chuyện đã mua cho hai con mỗi đứa một căn nhà, để các con ổn định cuộc sống.