Để là người tiêu dùng thông minh

Người tiêu dùng thông minh hiểu việc tiêu dùng như một triết lý sống và có thái độ cam kết với điều đó.

Ngân sách chi tiêu của một người hay một gia đình phần lớn được phân bổ cho những khoản chi phí cố định như tiền nhà, điện nước.., một phần dành cho những khoản biến động như thực phẩm, đi lại. Việc chi tiêu cho những kỳ nghỉ, thời trang, công nghệ, đồ gia dụng… sẽ luôn cần một kế hoạch tiết kiệm, quản lý cũng như nghiên cứu để có thể có một cuộc sống bền vững trong thời đại giá cả leo thang như hiện nay.

Theo một nghiên cứu của Liên hiệp hội người tiêu dùng châu Âu, một phần ba người tiêu dùng thiếu khả năng kiểm soát bản thân khi mua hàng. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do xu hướng muốn thỏa mãn mong muốn bất chợt của bản thân, dễ tin vào những thông điệp quảng cáo, ý nghĩ cho rằng uy tín của bản thân và sự đánh giá của xã hội thay đổi theo những thứ có thể mua được…

Để là người tiêu dùng thông minh

Người tiêu dùng thông minh biết cách phân tích giá cả, không mua hàng theo cảm tính mà tìm kiếm thông tin để có những sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng. Họ ưu tiên những sản phẩm có tính bền vững cao và biết cách tận dụng tối đa trong những sự kiện giảm giá.

Theo ông Luis Manuel Cerdá, giáo sư marketing và chuyên gia lĩnh vực Neuromarketing (lĩnh vực kết hợp giữa thần kinh học và nghệ thuật tiếp thị) của Đại học quốc tế La Rioja, một người tiêu dùng thông minh có khả năng:

- Nhận thức được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của một người tiêu dùng, biết đặt sự tự do chi tiêu của bản thân lên trên áp lực của cộng đồng hay xu hướng. Họ hiểu rõ bản thân thực sự cần gì và tránh được sự cám dỗ bỏ tiền vào những thứ không cần thiết.

- Biết chỉ trích những chiêu trò quảng cáo, nhận ra giá trị sản phẩm và đặt câu hỏi về những điều kiện sinh thái cũng như xã hội mà sản phẩm hay dịch vụ đó tạo ra.

- Họ tập trung vào các giá trị như trách nhiệm cũng như khía cạnh quyền lợi của người chủ cũng như về môi trường. Họ ưu tiên những sản phẩm thủ công hay những sản phẩm từ những nhà cung cấp có trách nhiệm, cùng với quá trình sản xuất sạch. Họ quan tâm tới sức khỏe của thế hệ tiếp theo.

- Người tiêu dùng thông minh hiện nay ngày càng quan tâm tới tính bền vững và sinh thái của sản phẩm cũng như dịch vụ, bằng cách ngăn việc phí phạm tài nguyên, ưu tiên một lối sống cân bằng và ưu tiên sắm những sản phẩm chất lượng mà tốt cho môi trường.

Để là người tiêu dùng thông minh

Theo ông, việc tái sử dụng và giảm thiểu rác thải không hề khó, “người tiêu dùng không nên mua nhiều hơn nhu cầu sử dụng, chú ý tới bao bì trên sản phẩm để biết nguồn gốc và thành phần, giảm việc sử dụng năng lượng trong nhà, và tận dụng những sản phẩm làm từ vật liệu tái chế”.

Bằng việc lựa chọn sản phẩm từ các công ty có sự minh bạch trong quy trình và tích hợp tính bền vững trong tầm nhìn kinh doanh, khái niệm tiêu dùng thông minh không còn dựa trên giá trị đồng tiền mà thay vào đó là sự kết hợp hoàn hảo của chất lượng, giá cả và tính bền vững.

Ngoài những hành động đơn lẻ, người tiêu dùng thông minh hiểu việc tiêu dùng như một triết lý sống và có thái độ cam kết với điều đó. Họ tìm cách tạo ít tác động tiêu cực nhất tới môi trường cũng như xã hội.

Thay vì những sản phẩm giá rẻ, người dùng thông minh ưu tiên những sản phẩm có độ bền cao, và sẽ sửa chúng thay vì vứt bỏ mua cái mới, hạn chế lượng rác thải ra môi trường như ống hút, cốc dùng một lần. Theo chuyên gia, đó chính là cách khiến các sản phẩm của bạn mang nhiều giá trị hơn.

Minh Nguyễn (theo BBVA)

Tiêu dùng thông minh giúp bạn có một cuộc sống thư thái

Tiêu dùng thông minh giúp bạn có một cuộc sống thư thái

“Tiêu dùng thông minh” là cách để làm giàu cho bản thân và gia đình bằng chính những điều đơn giản nhất, những con tính đơn giản nhất.